Home Nuôi con Các bệnh trẻ hay gặp Trẻ bị ợ nóng. Nguyên nhân và cách điều trị.

Trẻ bị ợ nóng. Nguyên nhân và cách điều trị.

0
Trẻ bị ợ nóng. Nguyên nhân và cách điều trị.

Chứng ợ nóng là triệu chứng mà trẻ có thể gặp khi bị trào ngược dạ dày – thực quản. Đây là một rối loạn về tiêu hóa mạn tính trong đó phần chất dịch từ dạ dày, thậm chí là mật trào ngược trở lại thực quản, thanh quản hoặc vào phổi. Ở người lớn, các triệu chứng ợ nóng điển hình là cảm giác nóng bỏng ở ngực hoặc cổ họng. Tuy nhiên, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có thể có những triệu chứng khác nhau.
Trẻ sơ sinh từ 12 đến 24 tháng

Chứng ợ nóng là triệu chứng mà trẻ có thể gặp khi bị trào ngược dạ dày – thực quản.

Triệu chứng phổ biến nhất là nôn trớ xảy ra ở hầu hết các trẻ sơ sinh.Tuy nhiên tình trạng này thường biến mất khi trẻ từ 1 đến 2 tuổi. Theo National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases, các triệu chứng khác cho thấy trào ngược dạ dày thực quản nặng hơn  bao gồm: nôn mửa, biếng ăn hoặc khó nuốt, trẻ hay cáu gắt, tăng trưởng kém, ho hoặc có máu lẫn trong phân. Nếu trẻ gặp phải bất cứ triệu chứng nghiêm trọng nào nêu trên, hãy nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị.
Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi
Khi trẻ lớn lên, các triệu chứng dường như giảm dần và thường xuất hiện sau khi ăn. Các triệu chứng mà trẻ có thể gặp phải là ho, đau họng, thở khò khè, cảm thấy khó chịu ở ngực, viêm phổi, hoặc khó nuốt và nuốt đau. Nếu các triệu chứng này xảy ra thường xuyên, bố mẹ nên đưa bé đi khám sớm để được tư vấn cách điều trị phù hợp.
Thanh thiếu niên 13 tuổi trở lên

Khi trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng cần phải thăm khám kỹ càng với bác sĩ.

Thanh thiếu niên cũng gặp các triệu chứng tương tự như trẻ em từ 2 đến 12 tuổi nhưng đồng thời trẻ cũng có các triệu chứng nóng rát ở ngực, tương tự như người lớn. Khi trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng cần phải thăm khám kỹ càng với bác sĩ.
Cách phòng tránh và làm giảm các triệu chứng khó chịu
Có nhiều cách để giúp làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đối với trẻ sơ sinh, giảm lượng sữa mỗi lần ăn nhưng cho trẻ ăn thường xuyên hơn. Cố gắng không ăn quá nhiều. Ngoài ra, đối với cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, hãy ngồi hoặc đứng thẳng sau khi ăn. Ngoài ra, đối với thanh thiếu niên và trẻ nhỏ, Tổ chức Y tế và Dinh dưỡng Tiêu hóa Trẻ em đưa ra các đề xuất: ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên, giảm đồ uống có ga hoặc caffeine, tránh các loại thực phẩm có nhiều chất béo, nhiều gia vị, trái cây có tính axit như cam quýt và không ăn trong khoảng 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here