26 C
Hanoi
Friday, March 29, 2024

Buy now

Trẻ bị sốt rét run – Ủ ấm hay đắp chăn đều sai!


Khi trẻ bị sốt rét run, mẹ nên nghĩ đến 2 khả năng xảy ra: Thân nhiệt quá cao dẫn đến rối loạn vận mạch hoặc bé bị bệnh sốt rét. Xử lý sai cách trong trường hợp này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bé.

Nội dung bài viết

  • Vì sao trẻ bị sốt rét run?
  • Làm sao phân biệt sốt rét và sốt thông thường?
  • Cách hạ sốt an toàn khi trẻ bị sốt rét run
  • Phòng bệnh sốt rét cho trẻ

Thân nhiệt bình thường của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ ở vào khoảng 37 độ C. Khi bé bị sốt, thông thường thân nhiệt từ mức 37,5 độ C đến 38 độ C. Với mức nhiệt độ này, nhiều bé vẫn ăn, chơi bình thường. Tuy nhiên, nếu sốt cao từ 39 độ C trở lên sẽ có những biểu hiện như chân tay lạnh, rét run… Lúc này, khi thấy trẻ bị sốt rết run, nhiều mẹ quên mất rằng con đang cần hạ sốt mà vội vàng ủ ấm cho bé.

Vì sao trẻ bị sốt rét run?

Có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng rét run, đó là rối loạn vận mạch do bé bị sốt cao hoặc nhiễm ký sinh trùng gây sốt rét. Ở các đô thị, việc kiểm soát sốt rét diễn ra khá tốt nên khả năng bé bị rối loạn vận mạch dẫn đến rét run sẽ cao hơn.

Trẻ bị sốt rét run làm co mạch

Không chỉ trẻ em mà ngay cả với người lớn, việc sốt quá cao cũng gây ra tình trạng rét run, chân tay lạnh. Kỳ thực, trái ngược với vẻ bề ngoài đang là run rẩy và cảm giác lanh lẽo, bên trong cơ thể đang sốt rất cao, có thể lên đến 40 độ C và nếu không được hạ nhiệt kịp thời sẽ tổn hại đến thần kinh và các cơ quan.

Kỳ thực, đây là do sốt quá cao làm co các mạch ngoại vi dẫn đến bên ngoài da cảm thấy rét lạnh. Khi trẻ bị sốt rét run, kêu lạnh thì mẹ cần hiểu rằng điều con cần nhất lúc này là được hạ sốt đúng cách.

Bé bị sốt tay chân lạnh: Xử sao cho đúng?

Bé bị sốt tay chân lạnh: Xử sao cho đúng?
Thay vì cơ thể nóng hổi, nhiều bé bị sốt nhưng tay chân lạnh ngắt làm mẹ lo lắng không biết xử lý sao cho đúng. Chăm sóc bé bị sốt tay chân lạnh như thế nào? Mẹ tham khảo bài viết sau nhé!

Trẻ bị sốt rét run do sốt rét

Đây là căn bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường máu do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium gây ra. Trẻ mắc bệnh sốt rét qua 3 con đường, do truyền máu, do truyền qua nhau thai và do muỗi truyền bệnh.

Làm sao phân biệt sốt rét và sốt thông thường?

Nếu loại trừ trường hợp sốt rét, tình trạng trẻ bị sốt rét run thường là do bị cảm lạnh hoặc một bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus nào đó. Thông thường, triệu chứng do sốt rét và rét run ở các bệnh khác khá giống nhau và khó phân biệt nếu không có chuyên môn.

-Sốt rét run do co mạch: Tình trạng sốt cao xảy ra trước, sau một thời gian sẽ thấy tình trạng run rẩy do bé cảm thấy lạnh. Tùy theo mức độ bệnh, cơn sốt có thể lui đi sau khi uống thuốc hạ sốt, lau mát nhưng bé vẫn ở trạng thái sốt liên tục.

-Rét run do sốt rét: Cơn rét run giảm đi rồi cơ thể mới bắt đầu sốt cao dần, sốt kéo dài trong 1-3 giờ. Trong nhiều trường hợp, sốt không thành cơn mà chỉ có cảm giác gai lạnh kéo dài 1-2 giờ. Bé có thêm biểu hiện đau ở khu vực gan, lách. Tùy theo loại ký sinh trùng, cơn sốt có thể diễn ra hàng ngày, cách ngày hoặc 3 ngày 1 cơn.

Trẻ dưới 6 tháng thường ít bị sốt rét. Vì trong giai đoạn này, trẻ đang bú sữa mẹ và hưởng kháng thể từ sữa mẹ nên ký sinh trùng sốt rét không thể tổng hợp được axit folic để gây bệnh.

Ngoài ra, những biểu hiện đi kèm của tình trạng sốt rét lẫn sốt bình thường khá giống nhau: Có thể kèm ho, đau đầu, khó thở, tím tái…

Trẻ bị sốt rét run

Khi trẻ bị sốt, mẹ cần kiểm tra thân nhiệt của con thường xuyên

Cách hạ sốt an toàn khi trẻ bị sốt rét run

Khi thấy trẻ bị sốt rét run, mẹ cần chú ý hạ sốt ngay cho trẻ. Dưới đây là các bước nên làm để hạ sốt cho trẻ:

1. Bỏ bớt quần áo để bé mặc càng thoáng càng tốt. Tuyệt đối không ủ ấm, đắp chăn sẽ làm tình trạng càng thêm nặng.

2. Nếu trẻ sốt từ 39 độ C, tiến hành lau mát bằng cách: Pha nước ấm, dùng 5 chiếc khăn thấm nước ấm, lau 2 nách và 2 bẹn, 1 khăn lau toàn thân. Lưu ý, luôn duy trì nhiệt độ khăn ấm, không để khăn bị lạnh và không dùng nước lạnh sẽ làm trẻ bị sốc nhiệt.

3. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt: Chú ý liều lượng phù hợp với cân nặng của trẻ.

4. Mở cửa sổ, quạt hay điều hòa để giúp không khí trong phòng trở nên thoáng đãng, mát mẻ giúp trẻ  hạ sốt nhanh.

5. Trong trường hợp trẻ bị co giật: Đặt trẻ nằm nghiêng cho dễ thở và theo dõi cơn co giật. Nếu co giật trên 5 phút, cần gọi cấp cứu. Tuyệt đối không đè người bé hay cho bất cứ vật gì vào miệng bé trong lúc co giật.

6. Bù nước cho trẻ: Bé bị sốt sẽ mất nước và chất điện giải trong cơ thể. Mẹ cần cho bé bú nhiều hơn nếu là trẻ còn bú mẹ, hoặc bổ sung nước lọc, nước trái cây hoặc oresol nếu là trẻ lớn.

7. Đưa trẻ đi bệnh viện khi giai đoạn nguy hiểm đã qua để được kiểm tra chắc chắn.

8. Nếu nghi ngờ con bị bệnh sốt rét, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được xét nghiệm máu, tìm loại ký sinh trùng gây bệnh và được cho thuốc phù hợp.

Phòng bệnh sốt rét cho trẻ

Để phòng tránh bệnh sốt rét cho trẻ, cần bảo vệ trẻ khỏi muỗi đốt bằng các biện pháp sau:

  • Nên cho trẻ ngủ trong màn, ngay cả ban ngày và màn cần tẩm hóa chất diệt muỗi.
  • Chiều tối nên cho trẻ mặc áo quần dài tay để tránh muỗi đốt.
  • Áp dụng các biện pháp đuổi muỗi thích hợp.
  • Nên vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ, sắp xếp nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, loại bỏ nơi trú ẩn của muỗi.
  • Khi đi du lịch qua những vùng có bệnh sốt rét lưu hành, cần mang theo kem chống muỗi để tránh bị muỗi đốt.



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles