24 C
Hanoi
Thursday, March 28, 2024

Buy now

Trẻ bị sốt và nổi mẩn trên người là bệnh gì?

Câu hỏi: “Con tôi bị sốt và nổi mẩn trên người, rất nhiều nốt. Cháu ăn ít và quấy khóc. Con mới bị được 1 ngày vậy có sao không thưa bác sĩ? Bao lâu thì bệnh sẽ khỏi?”.

Trẻ bị sốt và nổi mẩn trên người có thể đang gặp phải một số bệnh mà ba mẹ không biết.
Trẻ bị sốt và nổi mẩn trên người có thể đang gặp phải một số bệnh mà ba mẹ không biết. (ảnh minh họa)

Trẻ bị sốt và nổi mẩn trên người là bệnh gì?

Theo như thông tin bạn Huyền chia sẻ, cháu nhà mình bị sốt và nổi mẩn trên người với rất nhiều nốt, kèm theo triệu chứng kém ăn, quấy khóc. Thông thường đứa trẻ nào khi mắc bệnh, ốm, sốt hay mệt mỏi trong người thì việc trẻ có kém ăn và quấy khóc cũng là điều bình thường. Vì vậy ba mẹ cần thông cảm và lưu ý hơn trong việc ăn uống của con. Chú ý bổ sung thêm dinh dưỡng cho con để bé tăng sức đề kháng giúp con mau khỏi bệnh.

Việc bé nhà bạn bị sốt và nổi mẩn trên người cần đặc biệt chú ý, nhưng vì thông tin bạn chía sẻ có nhiều điều chưa rõ ràng đó là bé bị sốt như thế nào? Nổi nốt ở vị trí nào trên cơ thể? Do đó có nếu chỉ xét trên những triệu chứng đã chia sẻ, thì có hai khả năng mà trẻ có thể gặp phải, đó là:

Bệnh tay chân miệng

trẻ bị sốt nổi mẩn trên người coi chừng bệnh tay chân miệng
Trẻ bị sốt và nổi mẩn coi chừng bệnh tay chân miệng. (ảnh minh họa)

Đặc điểm của bệnh tay chân miệng:

– Giai đoạn ủ bệnh: từ 3-7 ngày kể từ khi trẻ đã tiếp xúc với nguồn lây bệnh như….

– Giai đoạn khởi phát: từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy, vài lần trong ngày.

– Giai đoạn toàn phát: có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình như:

  • Loét miệng: các vết loét có màu đỏ kiểu như phỏng nước, đường kính từ 2-3 mm ở các vị trí như niêm mạc, miệng, lợi, lưỡi.
  • Phát ban dạng phỏng nước: ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, triệu chứng này kéo dài khoảng 7 ngày sau đó hết và để lại các vết thâm.
  • Trẻ bị sốt nhẹ
  • Nôn
  • Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng: biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

– Giai đoạn lui bệnh: Thường thì sau 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng gì. Tuy nhiên việc chủ quan không đi khám để bệnh tay chân miệng xảy ra biến chứng rất nguy hiểm cho trẻ. Do đó bạn Huyền nên cho bé đi khám sớm để con được phát hiện chính xác nguyên nhân bệnh bác sĩ điều trị khiến con mau khỏi bệnh hơn mà tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bệnh thủy đậu

trẻ bị sốt và nổi mẩn trên người coi chừng bệnh thủy đậu
Trẻ bị sốt và nổi mẩn trên người có thể bé bị mắc bệnh thủy đậu, ba mẹ cần lưu ý và cho con đi kiểm tra sớm. (ảnh minh họa)

– Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện từ 14-16 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ 10-21 ngày.

– Các triệu chứng khởi phát thường là sốt nhẹ từ 1-2 ngày, cảm giác mệt mỏi toàn thân và phát ban.

  • Các ban thủy đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu, sau đó phát triển thành mụn nước, vỡ ra thành các vết loét rồi sau đó đóng vảy. Thường phát ban đầy tiên ở vị trí da dầu sau đó lam nhanh xuống thân mình và sau cùng là xuống đến tay, chân của trẻ. Các ban thủy đậu thường rất ngứa bé thường muốn gãi vì rất khó chịu.

– Trẻ bị thủy đậu nếu không được chăm sóc và điều trị hiệu quả, có thể gây biến chứng Viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não…: Đây là các biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng, hoặc có thể để lại di chứng về sau này. Vì vậy cách tốt nhất là ba mẹ nên cho con đi thăm khám sớm với bác sĩ. Và kết hợp với một chế độ ăn, uống, bổ sung dinh dưỡng hợp lý để con mau khỏi bệnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Thủy đâụ nếu không có biến chứng gì thì có thể khỏi sau 5-7 ngày.

Ba mẹ nên làm gì để con mau khỏi bệnh?

– Để bé mau được khỏi bệnh và tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, đầu tiên ba mẹ nên theo dõi kỹ các biểu hiện của con.

  • Không nên vội vàng cho trẻ uống hạ sốt khi nhiệt độ của con chưa đến 38.5 độ C. Cần chú ý cho trẻ uống nhiều nước, ăn uống cẩn thận, nếu trẻ còn bú hãy cho con bú nhiều hơn. Nếu trẻ sốt từ 38.5 độ C trở lên, có thể cho con uống hạ sốt paracetamol theo liều lượng phù hợp với trẻ. Không dùng ibuprofen vì nếu có thể trẻ bị mắc sốt xuất huyết thì việc sử dụng hạ sốt loại ibuprofen rất nguy hiểm cho con, điều này sẽ khiến bệnh nặng hơn.

– Khi thấy trẻ có triệu chứng sốt và nổi mẩn trên người không đỡ, ba mẹ nên cho con đến chuyên khoa Nhi Thu Cúc để được thăm khám.

  • Tại đây, các bác sĩ Nhi khoa sẽ khám cho bé và xác định chính xác trẻ đang mắc phải bệnh gì, là bệnh tay chân miệng hay bệnh thủy đậu hay có thể bé đang gặp phải bệnh lý  khác. Có biện pháp điều trị đúng và hiệu quả nhất, giúp con mau chóng khỏi bệnh. Đồng thời, các bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn, cách chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng tốt nhất, nhằm tăng sức đề kháng giúp con mau khỏi bệnh.
Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles