24 C
Hanoi
Thursday, March 28, 2024

Buy now

Trẻ bị xước măng rô – Cẩn thận con “rước” bệnh


Trẻ bị xước măng rô (hay xước móng rô) tuy chỉ là những mảnh da xơ ở ngón tay nhưng đây là tín hiệu báo động con đang bị thiếu chất. Những mảnh da bong tróc tưởng chừng vô hại này cũng chính là cánh cửa để ngỏ cho các loại vi khuẩn.

Nội dung bài viết

  • Xước măng rô – Chuyện nhỏ mà không nhỏ
  • Trẻ bị xước măng rô thiếu chất gì?

Mỗi ngày, khi chăm sóc bàn tay bé, mẹ nên để ý kiểm tra xem có xuất hiện những vùng da bong tróc ngay ở phần da tiếp xúc với móng tay hay không. Những mảng da bong tróc này sẽ bị xước thành sợi, chính là xước măng rô hay còn gọi là xước móng rô. Trẻ bị xước măng rô có thể ở bất kỳ độ tuổi nào, từ sơ sinh cho đến trẻ mầm non và cả trẻ vị thành niên.

Xước măng rô – Chuyện nhỏ mà không nhỏ

Mẹ biết không, những mảnh da xước nhỏ xíu lại có thể dẫn đến nhiễm trùng và hoại tử cả ngón tay nếu không được chăm sóc đúng cách. Đầu ngón tay là nơi tập trung các mạch máu và dây thần kinh, nên dù chỉ là một vết xước măng rô nhỏ bé cũng đáng để mẹ lưu tâm đấy nhé.

Khi trẻ bị xước măng rô, mẹ đừng quên thực hiện những bước sau để giữ vệ sinh, tránh nguy cơ nhiễm trùng cho bé.

  • Làm sạch và cắt các mảnh da xước: Trước hết, mẹ nên rửa tay bé thật sạch rồi ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút. Khi những phần da xước móng rô đã được làm mềm bởi nước, mẹ dùng bấm móng tay để cắt chúng ra khỏi tay bé. Đây là một bước mẹ nên làm để tránh việc bé tự kéo, dứt những đoạn da bị tưa, gây chảy máu và nhiễm trùng.
  • Nhắc bé rửa tay thường xuyên: Vì bàn tay là nơi tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, thức ăn, đồ chơi… nên mẹ cần nhắc bé rửa tay đúng cách với xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đồ chơi. Nếu bé còn nhỏ và chưa thể tự rửa tay, mẹ nhớ giúp bé thực hiện bước này nhé. Không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn ở bàn tay, tránh nhiễm trùng, sưng tấy ở các vết xước măng rô mà bé còn hạn chế được nguy cơ lây mầm bệnh từ tay sang miệng.
  • Chọn nước rửa tay có độ kiềm nhẹ: Mẹ chú ý các sản phẩm chăm sóc da cho bé, bao gồm cả nước rửa tay, nên có độ pH cân bằng, không quá nhiều kiềm làm cho da tay bé dễ bị khô, bong tróc.

Ngoài ra, khi trẻ bị xước măng rô, mẹ nên quan sát bàn tay con thường xuyên. Nếu thấy có hiện tượng mưng mủ, sưng, đỏ thì nên nhờ bác sĩ kiểm tra để kịp thời ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng.

Trẻ bị xước măng rô

Khi bé đủ chất, sức khỏe tốt thì các móng tay sẽ hồng hào, cứng cáp, không bị xước măng rô

Trẻ bị xước măng rô thiếu chất gì?

Tình trạng trẻ bị xước măng rô là biểu hiện rõ rệt nhất của tình trạng thiếu vitamin C và a-xít folic. Ngoài ra, khi thiếu vitamin C, trẻ cũng giảm sức đề kháng và hay bị mắc bệnh vặt.

Khi nhận thấy tình trạng xước măng rô ở trẻ em, mẹ nhớ giúp con bổ sung thêm vitamin C và a-xít folic cùng các dưỡng chất cần thiết cho làn da bằng cách:

  • Ăn các loại trái cây họ cam, chanh: Chanh, bưởi, quýt, cam đều là những loại quả giàu vitamin C với vị mọng nước, dễ ăn. Mẹ có thể cho con thưởng thức các loại quả này hàng ngày để bé không bị thiếu hụt vitamin C.
  • Cho con ăn nhiều rau quả: Không chỉ cam chanh chứa vitamin C, mẹ có thể cho con ăn ớt chuông, đu đủ, dâu tây và các loại rau. Vừa bổ sung vitamin, a-xít folic, bé vừa được cung cấp chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
  • Đặc biệt bổ sung các loại rau lá xanh đậm: Cải bó xôi là một lựa chọn lý tưởng để bổ sung a-xít folic. Bông cải xanh cũng là một trong những loại rau giàu a-xít folic nhất.
  • Cho bé ăn thịt, trứng: Đây là những nguồn folate tự nhiên hoàn hảo cho bé. Đồng thời, trứng cũng chứa vitamin E cần thiết cho sự phục hồi của làn da.
  • Uống bổ sung vitamin: Nếu trẻ bị thiếu chất, mẹ nên nhờ bác sĩ kê toa cho bé để bổ sug vitamin đúng liều lượng.
Bổ sung vitamin cho trẻ thế nào mới chuẩn?

Bổ sung vitamin cho trẻ thế nào mới chuẩn?
Thông qua thức ăn, đa số trẻ em sẽ nhận đủ các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Tuy nhiên, những trẻ sinh non hay có vấn đề về sức khoẻ có thể nên được bổ sung vitamin và chất khoáng hằng ngày. Đây là các nhân tố cần thiết để cơ thể tạo xương và răng chắc khỏe, ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Xước măng rô thường không gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể chăm sóc ngay tại nhà. Tuy nhiên, khi mẹ thấy trẻ bị xước măng rô kèm theo những biểu hiện như bất thường về màu sắc và hình dáng móng tay, bé thường bị bệnh vặt, nhợt nhạt… thì nên để bé đến viện để kiểm tra. Những bất thường này có thể là biểu hiện của bệnh tim mạch hoặc suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau, không nên xem nhẹ.



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles