Home Nuôi con Các bệnh trẻ hay gặp Trẻ chậm mọc răng: Khi nào mẹ cần lo lắng?

Trẻ chậm mọc răng: Khi nào mẹ cần lo lắng?

0
Trẻ chậm mọc răng: Khi nào mẹ cần lo lắng?

[ad_1]

Việc trẻ chậm mọc răng khiến nhiều mẹ đứng ngồi không yên. Đâu là nguyên nhân và cách để chăm sóc và bảo vệ hòa hảo cho hàm răng xinh của bé?

Nội dung bài viết

  • Lúc nào những chiếc “mầm xinh” xuất hiện?
  • Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng
  • Làm gì khi trẻ chậm mọc răng?

Lúc nào những chiếc “mầm xinh” xuất hiện?

Khi nói “trẻ chậm mọc răng”, lẽ đương nhiên mẹ phải dựa trên một chuẩn thời gian nhất định. Thông thường, những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ xuất hiện khi trẻ 6 tháng tuổi, thường là 2 răng cửa dưới mọc trước, sau đó đến tháng 11 bé sẽ mọc tiếp 2 răng cửa trên. Bé 15 tháng thì có 8 răng cửa. Tháng kế tiếp là 4 răng hàm nhỏ, tháng 27 trẻ mọc 4 răng hàm nhỏ còn lại. Bé sẽ có 20 chiếc răng lúc bé được 2 tuổi rưỡi.

Trẻ chậm mọc răng

Nhiều trẻ chậm mọc răng nhưng vẫn đạt các mốc phát triển đúng thời gian

Tuy nhiên, không phải bé nào cũng mọc răng theo tiến trình bình thường như vậy. Có nhiều bé 9, 10 tháng mới bắt đầu mọc răng. Đối với việc trẻ chậm mọc răng các mẹ không nên lo lắng thái quá. Nếu trẻ chậm mọc răng nhưng vẫn phát triển tốt về chiều cao và cân nặng cũng như hoạt động tinh thần bình thường thì có thể là do yếu tố cơ địa, sinh lý của bé.

Trường hợp mẹ cần quan tâm khi thấy con mình chậm mọc răng thường sẽ đi kèm với dấu hiệu như bé chậm phát triển về thể chất, chậm chạp, không hoạt bát, ngủ không ngon giấc hay giật mình, đổ mồ hôi trộm vào ban đêm, lồng ngực lép, thóp rộng, bẹp hộp sọ…  Với những trường hợp này, con có thể đang gặp vấn đề về sức khỏe, mẹ nên gặp các bác sỹ để được tư vấn giải pháp phù hợp.

Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng

Trẻ thiếu canxi

Đây thường là nguyên nhân chính khiến trẻ chậm mọc răng. Những tháng đầu đời, dinh dưỡng chủ yếu của bé là sữa mẹ, đây là thức ăn nhiều canxi và dễ hấp thu nhất cho trẻ.  Trường hợp bé thiếu canxi rất ít khi xảy ra và nếu có thường là do người mẹ ăn uống kiêng khem quá mức làm chất lượng sữa bị giảm sút.

Khi trẻ lớn hơn, bắt đầu ăn dặm thì việc thiếu hút canxi xảy ra thường là do bé không ăn đủ các thực phẩm chứa canxi như trứng, sữa, phô mai, tôm cua, súp lơ, cải bó xôi… Trong trường hợp này, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ về việc chọn một cách bổ sung canxi tối ưu cho bé.

Bổ sung canxi cho trẻ tốt nhất phải vào 4 thời điểm vàng!

Bổ sung canxi cho trẻ tốt nhất phải vào 4 thời điểm vàng!
Bổ sung canxi cho trẻ với chế độ dinh dưỡng giàu canxi là cách mẹ lựa chọn nhằm giúp bé nhanh cao lớn và sở hữu hệ xương chắc khoẻ. Tuy nhiên, mẹ có biết giai đoạn nào trẻ cần lượng canxi nhiều nhất và cần thiết nhất? Cùng MarryBaby tìm hiểu nhé!

Trẻ bị thiếu vitamin D 

Hiện tượng trẻ chậm mọc răng và còi xương liên quan đến khả năng hấp thu vitamin D ở trẻ. Trẻ thường tiếp nhận vitamin D từ 2 nguồn chính, đó là ánh nắng mặt trời (chiếm trên 80%) và thức ăn từ  động vật (cá, thịt, sữa, trứng) và một phần nhỏ từ thức ăn có nguồn gốc thực vật. Nếu bé không được tắm nắng thường xuyên, mẹ có thể bổ sung vitamin D bằng đường uống cho con.

Tuy nhiên, vitamin D là một loại vitamin hòa tan trong dầu, vì vậy nếu cho trẻ ăn nhiều thức ăn động vật mà không có đủ chất béo thì vitamin D cũng không thể hấp thu vào cơ thể.

Trẻ bị suy dinh dưỡng

Việc thiếu các dưỡng chất thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể làm trẻ chậm lớn, chậm mọc răng. Trường hợp thấy con mấy tháng liên tục không tăng cân thì có khả năng trẻ bị suy dinh dưỡng. Các mẹ nên chú ý đến thực đơn ăn dặm của trẻ phải cân bằng các chất tinh bột, đường, đạm, chất béo. Ngoài ra, đừng quên kiểm tra xem các thực phẩm con ăn hàng ngày có cung cấp đủ các vi chất quan trọng như kẽm, phốt pho, magie hay không. Nếu thiếu các dưỡng chất này thì việc hấp thu canxi trong cơ thể bé cũng bị hạn chế và dẫn đến tình trạng thấp còi, chậm mọc răng.

Làm gì khi trẻ chậm mọc răng?

-Các mẹ đang cho con bú nên ăn uống đủ chất, tuyệt đối không ăn kiêng, mỗi ngày nên uống thêm 2-3 ly sữa để bé yêu có thể hấp thu đầy đủ dưỡng chất qua sữa mẹ.

-Cho trẻ và mẹ tắm nắng mỗi ngày, mỗi ngày từ 15-30 phút, trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều. Phơi nắng hiệu quả sẽ giúp bé tổng hợp vitamin D thúc đẩy hấp thu canxi tốt hơn. Nên duy trì việc phơi nắng cho đến khi trẻ biết đi là tốt nhất. Những trẻ có làn da sậm màu nên tắm nắng nhiều hơn so với bé có da sáng. Nếu không tắm nắng, mẹ có thể cho con uống bổ sung vitamin D.

-Thực đơn ăn dặm của bé nên đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng: tinh bột, đạm, chất béo, đường. Các mẹ cũng nên cho dầu ăn vào thức ăn của trẻ. Với những bé có dấu hiệu tăng cân chậm, mẹ nên gia tăng khẩu phần thức ăn cho con, đặc biệt là sữa và các chế phẩm từ sữa, thức ăn động vật và chất béo.

-Tuyệt đối không pha sữa cho con bằng các loại nước bột, nước cháo, nước rau củ và đặc biệt, tránh xa nước khoáng, vì trong nước khoáng có chứa khoáng chất cao sẽ cản trở việc hấp thu canxi ở trẻ.

Pha sữa sai, con chậm lớn

Pha sữa sai, con chậm lớn
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm lớn, chậm tăng cân. Và một trong những nguyên nhân đó là do mẹ pha sữa cho bé không đúng cách

[ad_2]

Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here