24 C
Hanoi
Thursday, March 28, 2024

Buy now

Trẻ hay nghiến răng khi ngủ và cách phòng ngừa hiệu quả


Trẻ thường không ý thức được việc mình đang nghiến răng khi ngủ. Đưa trẻ đi khám răng định kỳ kết hợp kiên trì thực hiện một số biện pháp điều trị tại nhà sẽ giúp trẻ sớm chấm dứt tình trạng này.

Nội dung bài viết

  • Nguyên nhân
  • Cách xử lý

Nghiến răng là hiện tượng nhai hai hàm răng, phát ra tiếng kêu ken két trong khi ngủ hoặc khi bị lo âu căng thẳng. Trẻ nghiến răng khi ngủ có thể coi là một tật xấu cần chấm dứt, vì sẽ phá hủy trật tự của răng đồng thời khiến bạn bè khó chịu khi tham gia sinh hoạt tập thể.

Theo các nhà nghiên cứu chuyên sâu chuyện trẻ nghiến răng vào ban đêm là do răng trên và răng dưới của trẻ không khớp nhau, khiến trẻ khó chịu và nghiến răng đã giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và lâu ngày trở thành thói quen.

Nguyên nhân

Có rất nhiều trường hợp cha mẹ phát hiện ra trẻ nghiến răng khi ngủ khi đi khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt. Tại đây, nguyên nhân được đưa ra là:

  • Trẻ mắc bệnh liên quan đến răng miệng như viêm xoang miệng, viêm nướu, viêm lợi…
  • Bệnh do ký sinh trùng đường ruột như giun, sán… Các độc tố do ký sinh trùng tiết ra gây kích thích lên não, thần kinh, chi phối cơ hàm gây ra hiện tượng nghiến răng.
  • Trẻ bị áp lực tâm lý, stress: Có những nguyên nhân đặc biệt tại trường hay hoạt động ngoại khóa mà trẻ nô nghịch, chạy nhảy nhiều gây tình trạng thần kinh căng thẳng, khi ngủ, não bị kích động quá độ, nghiến răng là một phản xạ tự nhiên.
tre nghien rang khi ngu

Nhiều trường hợp, bác sĩ mới là người phát hiện ra trẻ bị nghiến răng khi ngủ

  • Bệnh của hệ thần kinh như Hiteria, động kinh… Khi trẻ ngủ say, một bộ phận nào đó trên vỏ não tạo ra hưng phấn, làm chi phối nhánh thần kinh ngã ba, tạo nên sự co kéo cơ hàm, gây hiện tượng nghiến răng ở trẻ.
  • Do cấu trúc của răng: Răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc, răng không thẳng hàng, nên khi tiếp xúc hàm răng không tốt, không ăn khớp nhau làm trẻ khó chịu.
  • Cũng có rất nhiều trường hợp, trẻ nghiến răng khi ngủ chỉ để… giảm đau tai hay giấc ngủ không sâu, ngủ mơ.

Cách xử lý

Trẻ nghiến răng rõ nhất thường vào độ tuổi 3,5 tuổi và dừng khi bé 10 tuổi. Một số dừng lại sớm hơn vào khoảng 6 tuổi. Nếu lớn hơn nữa mà trẻ bị nghiến răng thì có thể do bị stress hoặc có điều gì đó quá lo lắng.

Khi phát hiện hiện tượng này ở trẻ, bạn nên đưa đến nha sĩ và duy trì việc khám răng định kỳ cho trẻ để tránh việc răng bị mòn nhiều có thể khiến trẻ bị sâu răng.

Hãy luôn luôn trò chuyện, chia sẻ với trẻ để trẻ cảm thấy rằng mình được quan tâm. Đó cũng là cách để trẻ giảm bớt những căng thẳng có thể đã xảy ra trong ngày học tập và vui chơi ở trường. Điều này sẽ giúp giải quyết nguyên nhân tâm lý khiến trẻ nghiến răng khi ngủ.

Nhiều trẻ có thói quen ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ, hãy hạn chế dần và chấm dứt thói quen này nếu con bạn có thường xuyên nghiến răng. Đồ ngọt dễ gây hưng phấn lên hệ thần kinh.

Thói quen đọc truyện tranh hay kể những câu chuyện cổ tích trước khi ngủ cũng giúp ích rất nhiều trong việc “trị” nghiến răng cho trẻ. Ngoài ra, bạn nên cho trẻ chơi trò chơi vận động nhẹ nhàng, thư giãn không đòi hỏi tốn nhiều “chất xám và sức lực”.

Hãy nhắc nhở trẻ ngủ đúng giờ, không thức khuya làm bài tập hay chơi game trên điện thoại. Đảm bảo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng trước khi ngủ.

Một vài lưu ý

  • Trẻ thường nghiến răng vào ban đêm nếu phát hiện trẻ có biểu hiện nghiến răng vào ban ngày phụ huynh cần lưu ý và thông báo cho bác sĩ chuyên khoa.
  • Bác sĩ khám răng sẽ phát hiện ra tật nghiến răng ban đêm của trẻ do có nhiều vết mòn trên bề mặt răng.

Chỉ cần áp dụng một vài biện pháp nhỏ trên hầu hết trẻ nghiến răng khi ngủ sẽ nhanh khỏi mà không cần phải điều trị gì, bạn cũng đừng quá lo lắng.



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles