23 C
Hanoi
Friday, March 29, 2024

Buy now

Trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu khi nào cần cắt bỏ?

Có trên 90% bé trai dưới 3 tuổi bị hẹp bao quy đầu, mẹ thường lo lắng: không biết trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu khi nào cần cắt bỏ và liệu nếu cắt bao quy đầu cho bé có gây ảnh hưởng gì đến “cậu nhỏ” của con không? Để giúp mẹ hiểu thêm về hẹp bao quy đầu ở trẻ khi nào cần cắt bỏ, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Cần phân biệt trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu sinh lý hay bệnh lý

Trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu của bé không thể kéo xuống được, điều này làm cho bao quy đầu không thể tách khỏi quy đầu. Hẹp bao quy đầu ở trẻ có 2 dạng là hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bệnh lý. Cần phân biệt đúng loại để có biện pháp xử trí đúng và hiệu quả.

hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Hẹp bao quy đầu sinh lý

Đây là tình trạng bao quy đầu dính với quy đầu một cách tự nhiên để bảo vệ suy đầu và lỗ tiểu lúc trẻ mới sinh ra, trường hợp này chiếm phần lớn số lượng trẻ bị hẹp bao quy đầu. Thông thường trong 3 năm đầu, dương vật của trẻ sẽ to dần ra, lớp bề mặt da sẽ bong ra và tích tụ lại thành chất bợn nằm bên dưới bao quy đầu. Giúp bao quy đầu tách dần khỏi quy đầu và tự tuột hẳn ra.

Có không ít trường hợp tích tụ chất bợn này thành “cục” khiến nhiều phụ huynh hoang mang rằng bé bị u bướu. Tuy nhiên đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Khi trẻ được khoảng 3 tuổi, tỷ lệ hẹp bao quy đầu sẽ giảm dần xuống còn 10%, đến năm bé được 16 tuổi tỷ lệ hẹp bao quy đầu sinh lý chỉ còn khoảng 1%.

Hẹp bao quy đầu bệnh lý

Là tình trạng có sự hiện diện của sẹo xơ. Sẹo xơ được hình thành do viêm nhiễm tái phát nhiều lần ở bao quy đầu bình thường hoặc bao quy đầu dài. Đây là dạng hẹp bao quy đầu cần điều trị.

Xử trí khi trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý và bệnh lý

Làm gì khi trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý?

Đối với trường hợp này, ba mẹ không cần phải làm gì ngay cả nong bao quy đầu hay cắt bao quy đầu đều không cần thiết. Tình trạng này sẽ biến mất dần khi trẻ được 3-6 tuổi.

Nhiều ba mẹ cho rằng nên chịu khó tuột bao quy đầu cho trẻ khi tắm để vừa vệ sinh tránh viêm nhiễm lại có thể tránh hẹp cho bé. Thật ra điều này lại vô tình “tiếp tay” gây hẹp. Động tác cố gắng tuột, lộn bao quy đầu ở trẻ nhỏ dễ gây chảy máu, nhiều khả năng bao quy đầu sẽ bị dính trở lại, tạo thành sẹo xơ ở chỏm bao, điều đó dẫn đến hẹp bao quy đầu bệnh lý và cần phải điều trị. Việc cố gắng “tuột cho bằng được” hay lạm dụng nong bao quy đầu vừa gây đau lại ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Vì vậy, nếu bé đươc chẩn đoán hẹp bao quy đầu sinh lý và không thấy bé kêu đau rát, sưng tấy bộ phận sinh dục, đi tiểu nước tiểu bình thường,… mẹ không nên lo lắng quá, cũng không “đụng chạm” kẻo vô tình lại gây hại cho bé, hãy cứ để con tự do phát triển, lớn lên bé sẽ hết hẹp.

Hẹp bao quy đầu bệnh lý

Khi hẹp bao quy đầu bệnh lý hay hẹp sinh lý gây viêm nhiễm tái phát nhiều lần khiến chất bẩn tích tụ trong nước tiểu lâu ngày và dịch nhầy đọng ở nếp da quy đầu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm đường tiết niệu và gây ra một số biểu hiện sau:

  • Tiểu khó, nước tiểu đục, có mùi hôi
  • Đau rát, sưng tấy đỏ, ngứa bộ phận sinh dục
  • Trẻ quấy khóc và đỏ mặt vì phải rặn mỗi khi bé đi tiểu

Nên cho bé đi thăm khám với bác sĩ nếu cần sẽ thực hiện phẫu thuật cắt da quy đầu (cắt bao quy đầu). Thông thường trẻ hẹp bao quy đầu có thể phẫu thuật cắt bao quy đầu khi con trên 6 tuổi. Nếu trẻ chỉ bị dài hay hẹp nhẹ bao quy đầu, thì nên cho bé đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn và có thể đợi đến độ tuổi bé bắt đầu dậy thì sau đó mới tiến hành cắt bao quy đầu đơn giản bằng cách gây tê tại chỗ.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám hẹp bao quy đầu?

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em, nên đưa trẻ đi thăm khám sớm với bác sĩ Nhi khoa để con chẩn đoán, đánh giá mức độ hẹp, cũng như tình trạng viêm nhiễm (nếu có) và từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời và tốt nhất. (ảnh minh họa)

Khi bé có các biểu hiện sau đây, ba mẹ nên cho bé đến khám với bác sĩ Nhi khoa để bác sĩ kiểm tra và tư vấn giúp con xem có phải thực hiện cắt bao quy đầu hay thực hiện “biện pháp chờ” và cách vệ sinh bao quy đầu sạch sẽ cho bé tại nhà để tránh gây viêm nhiễm “cậu nhỏ”.

  • Dương vật của trẻ bị ngứa, đỏ và sưng
  • Trẻ tiểu khó, phải rặn
  • Nước tiểu có màu đục, mùi hôi
  • Đầu dương vật của trẻ bị chảy mủ hoặc dịch bất thường
  • Bao quy đầu phồng lên khi bé đi tiểu
  • Trẻ sốt kéo dài không rõ nguyên nhân
Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles