Home Nuôi con Các bệnh trẻ hay gặp Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có nguy hiểm không?

0
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có nguy hiểm không?
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng thường xảy ra, tuy nhiên khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều lần, ba mẹ cũng nên để ý và theo dõi trẻ vì có thể con đang gặp phải các vấn đề về đường hô hấp, đường tiêu hóa hay do bé ăn quá no để từ đó nắm rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị tốt nhất.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là do sự co thắt không tự chủ của cơ hoành

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là do sự co thắt không tự chủ của cơ hoành. (ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là do sự co thắt không tự chủ của cơ hoành. Khi cơ hoành co thắt và ngắt quãng đột ngột làm cho lượng khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ bị đóng kín lại. Hiện tượng này thường kéo dài khoảng vài phút và có thể xuất hiện vài lần trong một ngày.

Vì vậy, đây là một hiện tượng sinh lý bình thường và hay gặp ở những trẻ nhỏ độ tuổi từ 2-4 tháng tuổi.

1.Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Trào ngược dạ dày – thực quản

Trẻ sơ sinh khi mới chào đời, thường có cơ vòng thực quản dưới thấp, nằm giữa thực quản và dạ dày nên sẽ ngăn cản sự di chuyển của thức ăn. Khi thức ăn và axit chảy ngược có thể gây kích thích các tế bào thần kinh tạo ra sự rung động trong cơ hoành, dẫn đến nấc cụt.

Trẻ ăn quá no

trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thể do trẻ ăn quá no

Không nên cho trẻ ăn hoặc bú quá nó con có thể rất dễ bị nấc cụt. (ảnh minh họa)

Trẻ ăn quá no cũng là một trong những nguyên nhân. Khi con bú, ăn quá no, dạ dày của bé sẽ giãn ra làm cho cơ hoành co thắt và khiến bé bị dễ bị nấc cụt.

Nuốt nhiều không khí

Khi trẻ bú bình, nếu con bú quá nhanh có thể khiến trẻ nuốt nhiều không khí. Điều này sẽ khiến cho dạ dày của bé giãn nở đột ngột, gây ảnh hưởng đến cơ hoành dẫn đến hiện tượng nấc cụt ở trẻ.

Dị ứng

Việc dị ứng với một số protein trong sữa cũng dễ gây viêm thực quản và khiến trẻ dễ bị nấc cụt.

Bệnh hen suyễn

Khi trẻ bị hen suyễn, các ống phế quản phổi sẽ bị viêm, làm hạn chế luồng không khí vào phổi. Sự thiếu hơi này khiến trẻ thở khò khè. Cơ hoành bị co thắt, cuối cùng gây ra hiện tượng nấc cụt.

Giảm nhiệt độ đột ngột

Một nguyên nhân nữa có thể là do sự thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột. Đôi khi nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh cũng khiến cơ hoành bị ảnh hưởng và dẫn đến việc em bé bị nấc cụt.

Không khí ô nhiễm

Việc sống trong môi trường ô nhiễm có thể tạo thành các chất kích thích trong không khí và khiến bé bị ho. Ho nhiều sẽ gây áp lực lên cơ hoành, khiến gây co thắt đột ngột và gây ra.

2.Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có nguy hiểm không?

Phần lớn các trường hợp trẻ sơ sinh bị nấc cụt đây là hiện tượng sinh lý rất bình thường và ba mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên chỉ một số ít trường hợp các cơn nấc cụt mạnh và kéo dài khiến trẻ mệt, nôn trớ và quấy khóc. Với những trường hợp trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều và quá lâu, ba mẹ nên đưa bé đến chuyên khoa Nhi để được thăm khám và tư vấn về cách điều trị và chăm sóc tốt nhất cho con.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here