22 C
Hanoi
Thursday, March 28, 2024

Buy now

Trẻ sơ sinh thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì?


Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè. Nguyên nhân thường gặp nhất là do trẻ mắc các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hay hen suyễn.

Nội dung bài viết

  • Thở khò khè là gì?
  • Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè
  • Cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh mẹ nên biết
  • Khi nào nên đưa trẻ đi bác sĩ?

Thở khò khè là gì?

Thở khò khè là khi áp sát tai gần miệng trẻ mẹ nghe thấy tiếng con thở bất thường, gần giống như tiếng ngáy, đó chính là biểu hiện của thở khò khè. Âm thanh trẻ sơ sinh thở khò khè có thể được nghe rõ từ xa khi bé thở mạnh.

Khoảng 30-40% trẻ bú mẹ đều có triệu chứng này, nhất là trong lúc ngủ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng liên quan đến bệnh lý. Đôi khi, mẹ nhầm lẫn giữa nghẹt mũi với khò khè. Cũng có những trường hợp tiếng thở khò khè là do tư thế nằm ngủ bé khiến khí quản và khoang mũi bị chèn ép và chỉ cần thay đổi tư thế thì tiếng khò khè cũng biến mất.

trẻ sơ sinh thở khò khè

Trẻ sơ sinh thở khò khè là triệu chứng của rất nhiều bệnh. Bé cần được thăm khám kỹ lưỡng để đưa ra kết luận chính xác

Trong khi các bố mẹ thường định nghĩa tất cả các dạng tiếng thở ồn ào hơn mức bình thường của bé là khò khè, các bác sỹ chỉ kết luận bé bị khò khè khi bé bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản, phế nang, tiểu phế quản, buồng phổi).

Ở lứa tuổi từ sơ sinh đến 2-3 tuổi, bé dễ gặp hiện tượng này nhất, do phế quản lúc này còn quá nhỏ nên dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và tắc nghẽn trong trường hợp bị viêm nhiễm.

Bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh

Bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh
Bệnh đường hô hấp cấp là một trong những bệnh phổ biến thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng và hay mưa. Đây cũng là bệnh có thể khiến bé phải đến phòng cấp cứu đấy nhé.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè

Nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng này đó chính là do bệnh hen suyễn. Trẻ bị hen suyễn rất hay thở khò khè khi ngủ. Các cơn khò khè cũng thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi hoặc khi bé tiếp xúc với khói và các tác nhân gây kích ứng.

  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường bị viêm tiểu phế quản, dị ứng, trào ngược dạ dày. Những dịch trào ngược này có thể chảy vào đường hô hấp, gây ra tình trạng trẻ sơ sinh khò khè.
  • Với trẻ dưới 1 tuổi, thở khò khè có thể là do bị mềm sụn thanh quản, hoặc vùng thanh quản của trẻ bị chèn ép bởi các mạch máu lớn. Tình trạng mềm sụn thanh quản này thường xảy ra ở trẻ sinh non hoặc đang bị tổn thương nào đó ở đường hô hấp. Một trong những bước để giúp khắc phục tình trạng này, đó là bố mẹ cần cho trẻ tắm nắng, bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D để sụn phổi mau cứng cáp.
Giải cứu con khỏi chứng trào ngược

Giải cứu con khỏi chứng trào ngược
Hơn cả nôn trớ, trào ngược dạ dày thực quản mang đến rất nhiều khó chịu cho bé yêu của bạn. Làm thế nào để phát hiện và khắc phục tình trạng này?

Ngoài ra, mẹ cần chú ý đến một số lý do sau:

  • Trong thời gian bị sốt, ho, trẻ cũng thường hay khó thở, phổi có tiếng ro ro bất thường, và đây chính là dấu hiệu của viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hoặc bệnh viêm phổi.
  • Nếu bị viêm thanh phế quản cấp tính, bé sẽ thường xuyên ho, khàn tiếng và khó thở kèm theo tiếng thở khò khè vào ban đêm.
  • Trẻ có thể bị tim bẩm sinh nếu thường xuyên khó thở, khò khè sau sinh, bú kém, da nhợt nhạt, tím tái.
  • Dị vật ở đường thở cũng có thể gây ra tình trạng này ở trẻ từ 4-5 tháng tuổi.
  • Viêm amiđan cấp tính đôi khi cũng làm bé bị khò khè có đờm.
  • Các bệnh xơ sợi bẩm sinh, bất thường sọ hầu bẩm sinh, khối u ở phổi cũng khiến trẻ sơ sinh thở khò khè.

Cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên giúp mũi trẻ thông thoáng, trẻ dễ thở hơn. Nhỏ khoảng 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ có thể giúp cải thiện tình hình này. Tuy nhiên, mẹ cũng nên phân biệt giữa tiếng trẻ thở khò khè và tiếng thở do bị tắc mũi. Vệ sinh mũi sẽ chỉ giúp khắc phục trường hợp bé nghẹt mũi.

Cách rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý khi bé bị cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng...

Cách rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý khi bé bị cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng…
Thời tiết thay đổi đột ngột rất dễ làm trẻ mắc các bệnh về mũi, họng. Lúc này, mẹ cần vệ sinh mũi cho bé thường xuyên để điều trị chứng viêm mũi, đồng thời phòng cách bệnh về đường hô hấp. Chỉ khi rửa mũi đúng cách, chất nhờn, dị vật, vi trùng trong mũi bé mới bị loại bỏ, nhờ đó bé dễ thở hơn.

Bạn cũng nên thử xem bé có nằm nghiêng, nằm sấp dẫn đến khó thở hay không. Lúc này, chỉ cần điều chỉnh tư thế ngủ cho bé là đủ.

Khi nào nên đưa trẻ đi bác sĩ?

Trong quá trình chăm sóc bé bị khò khè, nếu con có biểu hiện nặng hơn, tình trạng khò khè không dứt, mẹ nên đưa bé đi thăm khám để được điều trị kịp thời, nhất là các trường hợp sau:

  • Trẻ lần đầu tiên thở khò khè kèm khó thở, tím tái.
  • Bé dưới 3 tháng tuổi bị khò khè khó thở, thở dốc cần được đưa đến bệnh viện ngay, bởi đây có thể là biểu hiện bệnh nặng khi trẻ ở lứa tuổi này.
  • Trẻ thở khò khè kéo dài 3-4 tuần cần được đưa đến khám và làm xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác bệnh.
  • Trẻ có tiền sử bị hen suyễn, bỗng khó thở đột ngột, tiếng thở khò khè cần được đi khám sớm.
  • Trẻ thở khò khè kèm nôn ói, sốt cao.
  • Trẻ thở khó, co rút lồng ngực mỗi lần hít thở.
  • Trẻ thở không đều, khó hít vào và phải gắng sức để thở ra.

Bỏ qua các yếu tố tự nhiên khiến bé sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị tình trạng thở khò khè về đêm thì hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè có thể là triệu chứng của bệnh trẻ em, mẹ cần quan sát kỹ các triệu chứng để có cách xử lý kịp thời.



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles