Home Nuôi con Các bệnh trẻ hay gặp trẻ sốt 39 độ thì nên làm gì ? Cách xử trí nhanh khi trẻ sốt 39 độ C

trẻ sốt 39 độ thì nên làm gì ? Cách xử trí nhanh khi trẻ sốt 39 độ C

0
trẻ sốt 39 độ thì nên làm gì ? Cách xử trí nhanh khi trẻ sốt 39 độ C
Trẻ sốt 39 độ khiến mẹ lo lắng, mẹ không biết nên làm gì để bé mau hạ cơn sốt. Thấy bé “sốt đùng đùng”  mẹ hốt hoảng cho con uống hạ sốt những trong bụng vẫn thấp thỏm lo sợ vì có nhiều trường hợp trẻ ngộ độc do lạm dụng thuốc hạ sốt nên mẹ cũng sợ. Vậy mẹ nên làm gì lúc này, liệu có phải đưa bé đến viện ngay không? Bài viết sau đây xin mách mẹ cách hạ sốt nhanh khi trẻ sốt cao trên 39 độ C.

Làm thế nào để biết trẻ sốt 39 độ C?

trẻ sốt 39 độ C
Trẻ bị sốt 39 độ C thường khiến ba mẹ lo lắng, mẹ không biết nên làm gì để bé mau hạ cơn sốt? (ảnh minh họa)

Nhiều mẹ có thói quen đưa tay của mẹ lên trán bé để cảm nhận, nếu thấy trán trẻ nóng có nghĩa là con đang bị sốt. Tuy nhiên điều này không đánh giá chính xác trẻ có bị sốt không và sốt bao nhiêu độ. Vì thân nhiệt của trẻ em cao hơn người lớn và thường dao động từ 37 – 37,5 độ C, do đó việc đưa tay lên trán bé để cảm nhận và vội kết luận rằng con bị sốt là không đúng.

Dụng cụ dùng để đo thân nhiệt của trẻ để đánh giá bé có đang bị sốt không và sốt bao nhiêu độ là nhiệt kế.

  • Nếu nhiệt độ từ 37,5 – 38,5 độ C – trẻ sốt nhẹ
  • Nếu nhiệt độ từ 38,5 – 39 độ C – trẻ sốt vừa
  • Nếu nhiệt độ từ 39 – 40 độ C – trẻ sốt cao
  • Nếu nhiệt độ trên 40 độ C – trẻ sốt rất cao

Nhiệt kế nên được đặt ở nách trẻ là chính xác nhất, không đo ở miệng, trán hay hâu môn, cũng không cộng trừ thêm 0,5 độ như nhiều mẹ trước đây vẫn làm.

Khi trẻ sốt 39 độ C thường có các biểu hiện gì?

biểu hiện của trẻ bị sốt 39 độ C
Trẻ bị sốt 39 độ C thường hay quấy khóc, mặt đỏ, cử động kém linh hoạt, mệt mỏi, thân nhiệt tăng cao, … ba mẹ cần theo dõi, chăm sóc và xử trí kịp thời. (ảnh minh họa)

Như vậy khi trẻ sốt 39 độ C tức là con đang sốt cao. Khi này bé thường có các biểu hiện như:

  • Mệt mỏi, quấy khóc, bé dễ nổi cáu, ngủ mơ màng
  • Mặt đỏ hoặc tái, mắt bé không linh hoạt, cử chỉ lừ đừ, hay rung mình
  • Thân nhiệt tăng bất thường,…

Trẻ sốt 39 độ có nguy hiểm không?

Trẻ bị sốt cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan, đặc biệt là khi trẻ sốt cao 39 độ C. Nếu mẹ không nhanh chóng có biện pháp xử trí giúp bé hạ cơn sốt, bé có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Chân tay lạnh, co giật, rối loạn đông máu, mất nước, biến chứng hô hấp và tim mạch

– Các di chứng thần kinh, thiểu năng trí tuệ, tay chân vận động khó khăn do bại não,

– Trẻ có thể suy đa cơ quan hoặc thâm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

Mách mẹ cách xử khi trẻ sốt 39 độ C

Nếu thấy trẻ sốt 39 độ C, mẹ nên thực hiện ngay một số biện pháp chăm sóc sau để bé mau hạ sốt và tránh gây biến chứng nguy hiểm như:

– Cho trẻ uống hạ sốt: Trẻ sốt 39 độ C (từ 38,5 độ C trở lên) mẹ nên cho bé uống hạ sốt loại paracetamol với liều lượng từ 10-15 mg/kg cân nặng. Uống cách nhau 4-6 giờ nếu trẻ vẫn chưa cắt cơn sốt. Nhiều mẹ lo lắng trẻ uống hạ sốt sẽ gây hại, bé có thể bị ngộ độc do thuốc hạ sốt nhưng mẹ cần biết nếu sử dụng thuốc hạ sốt đúng loại, đúng liều lượng sẽ không gây hại cho bé và bé còn là loại thuốc “cứu cánh” đầu tiên khi điều trị hạ sốt ở trẻ.

– Cho con mặc quần áo mỏng, thoáng, không ủ ấm tránh nhiệt độ cơ thể bé không thoát được ra ngoài.

– Lau người bằng nước ấm cho bé, đặc biệt là các vị trí cổ, nách, bẹn. Nên lau ở phòng kín tránh gió lùa.

– Cho trẻ uống nhiều nước, bé còn bú mẹ hãy tăng cường cho bé bú nhiều hơn để con tránh bị mất nước.

– Nếu trẻ không đáp ứng với thuốc hạ sốt, nên cho con đi thăm khám với bác sĩ Nhi khoa để được xử trí kịp thời và phát hiện đúng nguyên nhân gây sốt từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả.

nào cần đưa bé đến bệnh viện?

Nếu trẻ sốt cao 39 độ C sau khi thực hiện các biện pháp giúp bé hạ sốt mẹ nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Nhi khi thấy trẻ có các biểu hiện sau:

– Không ăn, bú, không chơi, quấy khóc nhiều

– Sốt kéo dài, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, tay chân lạnh

– Có thể tiêu chảy, co giật, thở nhanh bất thường

– Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi

– Cổ cứng, đau họng, đau tai, phát ban, đau đầu,…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here