20 C
Hanoi
Tuesday, March 19, 2024

Buy now

Ung thư cổ tử cung và cách phòng ngừa

Tại sao phải tầm soát ung thư cổ tử cung?

Tỉ lệ mới mắc ung thư cổ tử cung (ung thư CTC) ở Việt Nam đứng thứ 4 trong các loại ung thư ở phụ nữ (sau ung thư vú, phổi, gan). Hằng năm, có trên 5000 trường hợp mới mắc ung thư cổ tử cung và trên 2000 trường hợp tử vong vì bệnh này.

Tuy nhiên, diễn tiến của bệnh rất chậm. Từ những sang thương bất thường ở cổ tử cung ban đầu (chưa phải là ung thư) đến khi bị ung thư cổ tử cung kéo dài hơn 10 năm.

Do vậy, chúng ta có hơn 10 năm cơ hội để phát hiện ra các tổn thương cổ tử cung trước khi bị ung thư. Nếu phát hiện được các tổn thương cổ tử cung, thậm chí là ung thư cổ tử cung tại chỗ, người phụ nữ đó vẫn có cơ hội điều trị khỏi hoàn toàn.

Do vậy, vai trò của tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng, nó mang lại nhiều cơ hội để phát hiện và điều trị khỏi hoàn toàn bệnh lý này.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là do nhiễm human Papillomavirus (HPV).

Có hơn 100 types HPV, vài types nguy cơ cao có thể là nguyên nhân của ung thư hậu môn, CTC, âm hộ, âm đạo,… HPV type 16 và type 18 đóng vai trò trong 70% ung thư cổ tử cung.

HPV lây qua đường tình dục, hầu như không có triệu chứng gì khi nhiễm.

Sử dụng bao cao su khi quan hệ chỉ có thể phòng ngừa 1 phần sự lây truyền HPV vì virus này lây qua sự tiếp xúc da-da ở vùng sinh dục.

Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung | Vinmec

Ai là người dễ bị ung thư cổ tử cung?

Những người dễ bị nhiễm HPV cũng là người dễ bị ung thư cổ tử cung:

  • Có nhiều bạn tình
  • Quan hệ tình dục với người có nhiều bạn tình
  • Quan hệ tình dục sớm (<18 tuổi)
  • Các yếu tố khác:
    • Tiền căn bị loạn sản ở cổ tử cung, âm hộ, âm đạo
    • Tiền sử gia đình có người bị ung thư cổ tử cung
    • Hút thuốc lá
    • Đang nhiễm bệnh lây qua đường tình dục, như nhiễm Chlamydia
    • Suy giảm miễn dịch
    • Có mẹ sử dụng thuốc Diethylstilbestrol khi mang thai

Tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào?

Tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện rất nhanh, đơn giản và không đau. Bạn được nằm trên bàn khám, cổ tử cung được bộc lộ bằng mỏ vịt. Một ít tế bào cổ tử cung được lấy ra bằng cách lấy chổi chuyên dụng hay dụng cụ khác phết nhẹ lên cổ tử cung.

Các tế bào này được cố định trong dung dịch và gửi đến nhà giải phẫu bệnh để quan sát bằng kính hiển vi xem có tế bào bất thường không.

Xét nghiệm HPV có thể bao gồm trong lần lấy mẫu thử tế bào cổ tử cung hay làm 1 xét nghiệm riêng biệt.

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi tầm soát ung thư cổ tử cung?

  • Đã có quan hệ tình dục. Đối với những người chưa quan hệ tình dục khả năng nhiễm HPV và/hoặc bị ung thư cổ tử cung rất thấp nên không cần tầm soát. Hơn nữa việc tầm soát đòi hỏi phải đặt một dụng cụ vào âm đạo (mỏ vịt) để bộc lộ cổ tử cung, việc này có thể làm tổn thương màng trinh nếu khách hàng chưa quan hệ.
  • Không có kinh hay đang ra máu âm đạo (Tốt nhất là sau sạch kinh 3-5 ngày)
  • Không quan hệ, đặt thuốc hay thụt rửa âm đạo trong vòng 48 giờ

Lịch tầm soát ung thư cổ tử cung

Có nhiều lịch tầm soát tuỳ theo vùng và quốc gia. Theo Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ, bạn nên bắt đầu tầm soát ở tuổi 21.

  • Từ 21-29 tuổi, tầm soát mỗi 3 năm
  • Từ 30-65 tuổi, tầm soát mỗi 3 năm. Nếu theo kết quả HPV test âm tính, tầm soát mỗi 5 năm.

Sau 65 tuổi, nếu bạn không có tiền căn bị loạn sản cổ tử cung từ trung bình đến nặng hay ung thư cổ tử cung, bạn có thể ngừng tầm soát.

Ở Việt Nam, tại một số bệnh viện vẫn tư vấn tầm soát ung thư cổ tử cung mỗi năm, thậm chí có vài bệnh nhân tự đi tầm soát mỗi 6 tháng vì quá lo lắng. Điều này làm tăng chi phí và không cần thiết.

Vaccine phòng HPV

Tại Việt Nam, hiện có 2 loại vaccine phòng HPV

  • Gardasil: ngừa được 2 types nguy cơ cao là 16, 18 và 2 types khác là 6, 11 (gây bệnh mụn cóc sinh dục hay sùi mào gà). Tiêm 3 mũi 0, 2, 6 tháng. Khuyến cáo cho phụ nữ 9-26 tuổi
  • Cervarix: ngừa được 2 types nguy cơ cao 16, 18. Tiêm 3 mũi 0, 1, 6 tháng. Khuyến cáo cho phụ nữ 10-25 tuổi
    Phụ nữ trên 26 tuổi, đã có quan hệ tình dục hay đã có con vẫn có thể tiêm ngừa.

Lưu ý

Sau khi tiêm vaccine HPV, tức là bạn đã giảm được nguy cơ bị ung thư CTC nhưng không có nghĩa là bạn sẽ không bị ung thư CTC. Do vậy, bạn vẫn phải được tầm soát ung thư CTC định kỳ.

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles