24 C
Hanoi
Thursday, March 28, 2024

Buy now

Uốn ván rốn trẻ sơ sinh là gì ?Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm?

Uốn ván sơ sinh là một bệnh nặng do hệ thần kinh trung ương của trẻ bị nhiễm độc bởi ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Vì vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ qua rốn nên còn gọi là uốn ván rốn. Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong ở trẻ.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong những năm cuối của thể kỷ 20, mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ bị chết vì uốn ván sơ sinh ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ chết/mắc của uốn ván sơ sinh rất cao, có thể tới trên 80%, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn.

1. Triệu chứng bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh

1.1. Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh kéo dài trung bình từ 3-7 ngày. Nếu thời kỳ ủ bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng. Trong thời gian này đứa trẻ không có dấu hiệu gì đặc biệt, vẫn ăn ngủ bình thường. Đôi khi trẻ quấy khóc.

Uốn ván ở trẻ sơ sinh

1.2. Thời kỳ khởi phát: Giai đoạn này ngắn chỉ vài giờ hoặc kéo dài tới một ngày rồi chuyển sang giai đoạn toàn phát. Trong giai đoạn này triệu chứng đặc hiệu là cứng hàm, trẻ bỏ bú hoặc bú rất khó khăn, miệng chúm chím. Trẻ quấy khóc nhưng tiếng khóc nhỏ.

1.3. Thời kỳ toàn phát: Triệu chứng của thời kỳ toàn phát thường là cơn co giật và co cứng cơ. Cơn co giật xuất hiện đánh dấu giai đoạn toàn phát bắt đầu. Có thể cơn giật do tự nhiên hoặc do các kích kích từ bên ngoài như tiếng động, ánh sáng, nhiệt độ hoặc các thăm khám, động chạm vào trẻ. Co giật toàn thân làm mặt trẻ nhăn nhúm, miệng chúm lại, sùi bọt mép. Đầu ngửa, hai bàn tay nắm chặt, gấp khuỷu tay và áp sát vào người. Hai chân duỗi thẳng. Trẻ nằm ở tư thế ưỡn cong. Cơn co giật có thể kéo dài vài phút hoặc hàng giờ. Nếu cơn giật nhẹ trẻ có thể vẫn hồng hào. Tuy nhiên nếu co giật kéo dài liên tục có thể dẫn tới co thắt phế quản gây ngừng thở, ngừng tim. Thậm chí trẻ có thể chết trong cơn giật.

Uốn ván trẻ sơ sinh
Thời kỳ toàn phát triệu chứng của uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh là cơn co giật và co cứng cơ

Co cứng cơ toàn thân thường xảy ra sau cơn co giật đầu tiên. Do cơ toàn thân co cứng khiến trẻ có một tư thế đặc biệt cố định như mô tả ở trên. Co cứng cơ kéo dài suốt thời gian bị bệnh. Và giảm dần khi lui bệnh, hết hẳn sau khi khỏi bệnh một vài tuần.

Ngoài 2 biểu hiện chính kể trên, trẻ bị uốn ván rốn thường sốt 38-39 độ C trong vòng 1-2 tuần. Sốt cao khiến cho trẻ co giật nhiều hơn và dễ tử vong trong giai đoạn này.

1.4. Thời kỳ lui bệnh: Nếu được điều trị tốt hoặc ở thể nhẹ thì khoảng sau 7 ngày trẻ bớt giật, hết sốt. Tuy nhiên trẻ còn co cứng cơ kéo dài hàng tháng, sau đó sẽ khỏi bệnh.

2. Uốn ván ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Đối với bệnh uốn ván rốn thể nhẹ và trẻ không có bệnh phối hợp thì bệnh thường khỏi hoàn toàn không có di chứng. Hậu quả xấu nhất xảy ra là trẻ tử vong trong những ngày đầu ở trường hợp uốn ván rốn thể tối cấp. Hoặc tử vong trong những tuần sau do bệnh phối hợp như nhiễm trùng huyết, viêm ruột hoại tử. Nếu qua được cơn nguy kịch, trẻ có thể mang di chứng về thần kinh tâm thần. Hay gặp ở những trẻ có cơn giật nhiều gây ngừng thở kéo dài thiếu oxy não.

Tỉ lệ tử vong do uốn ván sơ sinh rất cao. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong những năm cuối của thể kỷ 20, mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ bị chết vì uốn ván sơ sinh ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ chết/mắc của uốn ván sơ sinh rất cao, có thể tới trên 80%, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. Ở Việt Nam, bệnh uốn ván xuất hiện tản phát ở khắp các tỉnh trong cả nước. Chương trình loại trừ uốn ván sơ sinh được triển khai từ năm 1992. Trong giai đoạn 1996 – 2000, tỉ lệ mắc uốn ván sơ sinh trung bình năm của cả nước là 0,13/1.000 trẻ đẻ sống. Từ năm 2005, Việt Nam đã loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh theo quy mô huyện với tỷ lệ mắc dưới 1/1.000 trẻ đẻ sống. Tuy nhiên, uốn ván vẫn là một bệnh rất nguy hiểm nếu trẻ sơ sinh không được dự phòng bằng vắc-xin.

3. Làm gì khi phát hiện trẻ bị uốn ván rốn?

Để dự phòng uốn ván rốn, trước và sau khi chăm sóc rốn cho trẻ cần phải rửa tay bằng nước sạch và xà bông kỹ. Có thể chăm sóc rốn cho trẻ ngay sau khi tắm, lau khô người cho trẻ, dùng bông đã được tiệt khuẩn thấm tẩm cồn 70 độ, hoặc gạc cồn 70 độ, lau kĩ chân rốn từ trong ra ngoài, từ gốc chân rốn đến vị trí cắt rốn, lau bề mặt cắt của rốn và da xung quanh chân rốn khoảng 1cm. Thường băng rốn khi rốn còn tươi để tránh chảy máu, sau khi rốn khô thường không cần băng rốn. Mặc quần áo sạch cho trẻ và tã thường phải được gấp dưới rốn. Không nên dùng gạc thường hoặc tã để băng rốn cho trẻ vì việc băng rốn nếu không được dùng bằng các sản phẩm đã được tiệt trùng thì sẽ tạo điều kiện làm ổ chứa vi khuẩn và ngăn cản sự lành rốn do rốn lâu khô, nhất là trong thời tiết nóng ẩm của nước ta. Tránh sờ vào cuống rốn, bôi các chất từ thảo dược không sạch lên cuống rốn. Những chất từ thảo dược thường bị nhiễm bẩn với nhiều bào tử nấm và vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn rốn.

Khi trẻ bị đẻ rơi, dụng cụ cắt rốn không sạch, có thể dự phòng uốn ván rốn sơ sinh bằng tiêm huyết thanh chống uốn ván (SAT) cho trẻ

Chăm sóc và điều trị u hạt rốn ở trẻ sơ sinh
Rốn trẻ sơ sinh

Khi nghi ngờ trẻ bị uốn ván rốn phải đưa trẻ đi bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Trẻ nên được điều trị tại những cơ sở có máy thở cho trẻ sơ sinh vì có thể trẻ sẽ ngừng thở khi co giật và đa số trẻ đều phải an thần và giãn cơ để tránh cơn co giật và co cứng. Ngoài ra cần chú ý để giảm bớt cơn co giật, trong khi di chuyển trẻ, nhân viên y tế cơ sở có thể tiêm thuốc an thần và kháng sinh cho trẻ. Cố gắng di chuyển nhẹ nhàng, tránh tiếng động và ánh sáng làm giảm các cơn co giật.

4. Tiêm uốn ván cho trẻ sơ sinh

Để phòng uốn ván rốn hiệu quả, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ đang mang thai cần được tiêm vắc-xin phòng uốn ván hoặc vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván. Ngoài ra, tại Việt Nam, vắc-xin phòng uốn ván còn được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ nhỏ với 3 liều cơ bản lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng và 1 liều nhắc lại lúc trẻ được 18 tháng. Sau đó có thể nhắc lại lúc 4-6 tuổi và 10-13 tuổi trở lên. Không chỉ có vậy, việc tiêm vắc-xin phòng uốn ván còn được khuyến cáo cho cả người lớn/người lớn tuổi.

Vắc-xin phòng uốn ván cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và mang thai:

Phụ nữ chuẩn bị mang thai:

Vắc-xin uốn ván hấp phụ TT (Việt Nam): –

Liều 1: Tiêm càng sớm càng tốt
Liều 2: cách liều đầu tiên tối thiểu 1 tháng
Liều 3: cách liều 2 tối thiểu 6 tháng

ADACEL (Sanofi Pasteur của Pháp sản xuất tại Canada ):Tiêm 1 mũi. Vắc-xin Boostrix có thể nhắc lại sau mỗi 10 năm.

Phụ nữ đang mang thai

Vắc-xin uốn ván hấp phụ TT (Việt Nam): Thai lần 1: tiêm 2 mũi, nên tiêm vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, mũi tiêm cuối nên tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng, nhắc lại 1 mũi vào lần có thai sau.

Adacel/ Boostrix : Xem xét: Tiêm 1 mũi vào thời điểm 27 đến dưới 35 tuần thai.

Tiêm phòng vacxin tại vinmec
Tiêm uốn ván cho trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Để phòng ngừa uốn ván toàn diện, tiêm vắc-xin là một hành động đúng đắn và cần thiết trong giai đoạn đầu đời của trẻ.

Xem thêm : các bệnh hay gặp ở trẻ

Nguồn : vinmec.com

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles