Home Nuôi con Các bệnh trẻ hay gặp Vàng da ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ chưa biết

Vàng da ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ chưa biết

0
Vàng da ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ chưa biết

[ad_1]

Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất thường gặp. Nếu trẻ bị vàng da sinh lý, tình trạng sẽ tự biến mất trong một thời gian ngắn. Riêng vàng da bệnh lý tuy ít gặp nhưng có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên, những nguy cơ đến từ chứng vàng da đều có thể phòng ngừa được

Nội dung bài viết

  • Cách phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý
  • Thời điểm xác định tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh
  • Vàng da nhân – Biến chứng nguy hiểm
  • Điều trị vàng da sơ sinh bằng cách nào?
  • Tắm nắng có thể điều trị vàng da sơ sinh?

Cách phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

Vàng da sinh lý: Đây là dạng phổ biến nhất của vàng da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện trong một tuần đầu tiên bé chào đời. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé, bé vẫn ăn ngủ bình thường và hiện tượng vàng da sẽ biến mất sau đó mà không cần điều trị.

Vàng da bệnh lý: Hay còn gọi là vàng da nhân thường gặp ở trẻ sinh non. Ngay khi vừa mới lọt lòng các em bị vàng da từ đầu đến chân, tuy nhiên quan sát bằng mắt thường sẽ thấy vùng đầu bị vàng da nhiều nhất. Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh không có ranh giới rạch ròi giữa sinh lý và bệnh lý, chỉ có thể phát hiện bằng cách quan sát thật kỹ. Những trường hợp vàng da bệnh lý, bé cần được điều trị sớm để tránh bị nhiễm độc ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Vàng da ở trẻ sơ sinh

Màu da của một trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý

Trẻ sơ sinh được xem là vàng da bệnh lý nếu bé có những dấu hiệu sau:

– Trẻ bị vàng da màu đậm và xuất hiện sớm, trong ngày thứ 1-2 tính từ thời điểm chào đời.

– Sau 1 tuần trẻ vẫn không hết vàng da với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng.

– Trẻ bị vàng da toàn thân và cả mắt.

– Ngoài vàng da, trẻ còn xuất hiện triệu chứng bất thường khác đi kèm như trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật…

– Xét nghiệm bilirubin trong máu của trẻ tăng cao hơn mức bình thường.

Thời điểm xác định tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh

Tình trạng vàng da được gây ra bởi các hồng cầu trong máu bé bị phá vỡ quá nhanh, chuyển hóa thành bilirubin, một chất có sắc tố vàng. Bilirubin càng nhiều, da bé càng vàng nặng hơn. Khi bilirubin quá nhiều, gan của bé không đào thải kịp và chất này sẽ thấm vào não gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Vàng da bệnh lý cần được điều trị trước ngày tuổi thứ 7 của bé để tránh những tổn thương cho bộ não. Đặc biệt, các bé sinh non có cấu tạo não chưa hoàn thiện nên dù lượng bilirubin thấp hơn so với trẻ sơ sinh bình thường cũng có thể gây nguy hiểm cho bé.

Trong khoảng ngày thứ 3 đến 7 từ thời điểm bé ra đời, lượng bilirubin đạt mức cao nhất. Trong khoảng thời gian này, bé cần được theo dõi sát sao để xác định vàng da là sinh lý hay bệnh lý. Thông thường, bác sỹ sẽ dựa vào những tiêu chí như:

  • Lượng bilirubin trong máu của bé
  • Bé có sinh non không
  • Bé có bú khỏe không
  • Bé có bị thương khi chào đời không
  • Bé có người anh/chị nào từng bị vàng da không

Vàng da nhân – Biến chứng nguy hiểm

Ngộ độc bilirubin có thể khiến bé bị ngộ độc, tình trạng này được thể hiện bằng những dấu hiệu như:

  • Bé ngủ li bì khó đánh thức
  • Khóc the thé
  • Bú kém
  • Cong cổ, cơ thể
  • Sốt
  • Nôn ói

Khi bilirubin xâm nhập vào não gây vàng nhân não, bé sẽ chịu những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Không thể kiểm soát được hoạt động và cử động (bại não)
  • Mắt nhìn hướng lên trên vĩnh viễn
  • Mất thính lực
  • Men răng không phát triển đúng

Điều trị vàng da sơ sinh bằng cách nào?

Đối với trường hợp nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Cho bé tắm nắng khoảng 30 phút buổi sáng hoặc chiều, lúc nắng nhẹ. Nên cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hóa. Cha mẹ cần theo dõi diễn tiến của chứng vàng da của trẻ mỗi ngày trong vòng 7-10 ngày sau sinh.

Hiện nay, tại các khoa sơ sinh, việc điều trị vàng da sơ sinh bằng 3 phương pháp chính.

– Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất.

– Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch), truyền albumin và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hóa bilirubin gián tiếp.

– Thay máu khi bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao.

Tùy vào trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể sử dụng một, hai hay ba phương pháp cùng lúc.

Tất tần tật về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Tất tần tật về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị vàng da là căn bệnh phổ biến đối với đa số các bé mới chào đời. Các triệu chứng của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện từ 2 đến 3 ngày sau khi sinh và có thể tự biến mất nếu mẹ thực hiện việc chăm sóc bé đúng đắn.

Tắm nắng có thể điều trị vàng da sơ sinh?

Câu trả lời là không. Ánh nắng mặt trời có thể giúp những đứa trẻ vàng da nhẹ nhanh hết nhưng không thể điều trị được trường hợp vàng da sơ sinh nặng.

Cha mẹ có thể cho trẻ tắm nắng mỗi ngày để giúp bé tăng cường hấp thu vitamin D. Đối với các trẻ mới chớm vàng da thì có thể tắm nắng mỗi sáng, nhưng nếu trẻ đã vàng da nhiều thì phải đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

[ad_2]

Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here