23 C
Hanoi
Thursday, March 28, 2024

Buy now

Virus EV-D68, đáng sợ hơn cả Ebola!


Vào giữa tháng 8/2014, siêu vi trùng đường ruột D68 (còn gọi là Enterovirus D68 hay EV-D68) bắt đầu bùng phát và trở thành một căn bệnh nguy hiểm, tấn công nuớc Mỹ. Dù chưa gây ra ảnh hưởng gì ở Việt Nam nhưng các mẹ cũng nên trang bị cho mình kiến thức đầy đủ về căn bệnh này. “Cẩn tắc vô áy náy” mà đúng không?

sieu vi trung duong ruot EV-D68

Mẹ nên cẩn thận nếu bé sốt cao liên tục trong nhiều ngày

EV-D68 là gì?

EV-D68 là bệnh về đường hô hấp, có biểu hiện ở mức vừa hoặc nặng. EV-D68 xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1962 với số lượng người mắc bệnh hàng năm không đáng kể. Tuy nhiên, năm nay có thể là một ngoại lệ của căn bệnh này.

Đến ngày 13/10, đã có 922 người ở 46 bang và quận Columbia bị chẩn đoán nhiễm loại virus này và hầu hết bệnh nhân đều là trẻ em. Hai trẻ (một bé 4 tuổi ở New Jersey và một bé 21 tháng tuổi ở Michigan) đã tử vong. Bốn bệnh nhân bị chẩn đoán dương tính với EV-D68 khác đã tử vong nhưng chưa rõ loại virus này có phải là nguyên nhân tử vong hay không.

Các triệu chứng của EV-D68 là gì?

Sốt, sổ mũi, hắt hơi, ho, đau nhức toàn thân là những triệu chứng nhẹ do EV-D68 gây ra. Đặc biệt, khi bé có triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm thở khò khè và khó thở bạn nên gọi cấp cứu. Nên trao đổi với bác sĩ nếu như bé có triệu chứng giống như enterovirus D68 và ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Một số siêu vi trùng đường ruột (enterovirus) có thể gây tê liệt, một trong số đó là virus bại liệt. Một số trẻ mắc EV-D68 dường như có hiện tượng tê liệt không thể giải thích ở tay và chân. Tuy nhiên, một số trẻ có triệu chứng tương tự vẫn chưa được xét nghiệm dương tính với D68.Các chuyên gia đang theo dõi sát sao tất cả các bệnh nhân này.

Trị sổ mũi cho bé mà không cần dùng thuốc

Trị sổ mũi cho bé mà không cần dùng thuốc
Cảm giác nghẹt mũi, khó thở thường làm bé khó chịu mỗi khi bị sổ mũi. Nhiều mẹ sẽ ngay lập tức sử dụng kháng sinh tuy nhiên đây là biện pháp không tốt cho trẻ. Mẹ hoàn toàn có thể trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh mà không cần dùng thuốc.

Thời điểm nào trong năm dễ nhiễm bệnh nhất?

Trẻ em rất dễ nhiễm bệnh nếu chạm vào bề mặt chứa dịch mà người nhiễm bệnh đã ho hoặc hắt hơi ra, hoặc chạm vào bề mặt đó rồi chạm vào mắt, mũi, miệng của mình. Đặc biệt, số lượng người mắc bệnh thường sẽ cao hơn nhiều vào mùa hè và mùa thu.

Theo trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh, nếu EV-D68 cũng có đặc điểm lây nhiễm giống các siêu vi trùng đường ruột khác thì số ca nhiễm bệnh sẽ giảm vào cuối thu.

EV-D68 được điều trị như thế nào?

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dành riêng cho EV-D68. Đối với triệu chứng nhẹ, bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị đau nhức và sốt. Bạn nhớ xem kỹ toa thuốc và nói với bác sĩ nếu trong toa có aspirin, thuốc này rất nguy hiểm đối với trẻ em. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cũng không khuyến khích việc sử dụng thuốc ho và cảm lạnh cho trẻ dưới 6 tuổi. Bạn có thể thử bài thuốc dân gian trị ho, cảm cúm mà không cần cho bé uống thuốc. Đối với triệu chứng nặng hơn, đưa bé đến bệnh viện là điều bạn nên làm ngay lập tức.

Bảo vệ gia đình mình như thế nào?

Bạn có thể tránh nhiễm và lây lan EV-D68 cũng như các bệnh về đường hô hấp khác bằng cách tuân thủ các bước sau:

• Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong 20 giây.

• Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng.

• Tránh những tiếp xúc gần như hôn, ôm, dùng chung ly tách và dụng cụ ăn uống với người bệnh.

• Khi ho và hắt hơi, hãy dùng khăn giấy hoặc ống tay áo để che miệng, không dùng tay.

• Rửa và khử trùng các bề mặt được tiếp xúc thường xuyên như đồ chơi, nắm cửa, đặc biệt là khi có người bệnh.

• Ở nhà khi bị bệnh. Hiện không có vắc xin ngừa EV-D68.

MarryBaby



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles