24 C
Hanoi
Thursday, March 28, 2024

Buy now

Xử trí nhanh khi trẻ bị trúng gió không rõ nguyên nhân


Theo các nghiên cứu, trước khi đón sinh nhật đầu tiên, trẻ bị trúng gió từ 4-5 lần là chuyện bình thường. Trúng gió cũng không phải là bệnh lý nguy hiểm, chỉ cần cha mẹ hiểu đúng và xử lý kịp thời là ổn cả.

Nội dung bài viết

  • Trúng gió là gì?
  • Trúng gió do đâu?
  • Triệu chứng trẻ bị trúng gió
  • Trẻ bị trúng gió có nên cạo gió?
  • Làm gì khi trẻ nhỏ bị cảm
  • Khi nào cần đưa bé đi gặp bác sĩ?

Trẻ bị trúng gió thường có những biểu hiện rõ ràng, nếu cha mẹ có kiến thức cơ bản về bệnh mọi chuyện sẽ rất dễ dàng giải quyết, ngược lại có thể gây nguy hiểm tính mạng cho bé.

Trúng gió là gì?

Hiện tượng trúng gió mà dân gian vẫn thường gọi được hiểu theo nghĩa thông thường là bị gió độc nhập vào cơ thể gây ra triệu chứng mệt mỏi, sốt cao, nhức đầu… Trúng gió hay còn gọi là “thời khí” trong Đông y đồng nghĩa với cụm từ bị cảm trong Tây y.

Có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, sau khi sinh cho tới khi đón sinh nhật lần đầu tiên, bé có thể bị cảm từ 4-5 lần là chuyện bình thường.

trẻ bị trúng gió 1

Khi bị cảm trẻ thường cảm thấy khó chịu và ít bú hơn

Trúng gió do đâu?

Theo cách hiểu về trúng gió của dân gian có thể nghĩ đến các nguyên nhân từ thời tiết như:

  • Lúc giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay từ lạnh sang nóng khiến trẻ chưa kịp thời thích ứng nên dễ bị trúng gió.
  • Những ngày thời tiết mưa nhiều, dài ngày và có gió lạnh
  • Vào mùa Đông, những ngày có nhiệt độ xuống thấp đột ngột
  • Trẻ có sức đề kháng kém

Triệu chứng trẻ bị trúng gió

Với những trẻ lớn, khi bị cảm lạnh có thể miêu tả rõ ràng cảm giác ớn lạnh sau gáy, sống lưng và cả tay chân. Những với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhận biết chủ yếu thông qua quan sát thấy bé rùng mình, tay chân co cứng hay da tím tái hoặc:

  • Trẻ bú ít, rơi vào trạng thái mệt lả, sốt ngoài rét trong, hay bị nhức đầu
  • Chảy nước mũi, nặng hơn còn bị nôn, đau bụng và tiêu chảy
  • Trường hợp nặng bé có thể bị hôn mê và co cứng toàn thân

Trẻ bị trúng gió có nên cạo gió?

Tây y chữa chứng bệnh cảm này bằng cách uống thuốc trị cảm, vitamin C để tăng sức đề kháng, đồng thời làm nóng vùng nhiễm lạnh và làm giãn tĩnh mạch. Còn Đông y chữa trúng gió bằng cách cạo gió, đánh gió bằng dầu nóng.

Cách cạo gió còn lưu truyền đến ngày nay: Dùng đồ bạc có cạnh tròn và nhẵn để cạo vào cổ, lưng, bụng, chân, tay cho đến khi đồ bạc xám lại tức là đã phát tán chướng khí, thông khí huyết.

Cạo gió là cách chữa bệnh mang tính hai chiều: Sau khi cạo gió, nhiều người thường cảm thấy nhẹ nhõm hơn, các triệu chứng mệt mỏi cũng giảm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh sau khi cạo gió bị liệt, méo miệng hoặc tử vong.

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, phụ huynh không nên áp dụng bất kì hình thức cạo gió nào với trẻ em. Da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ bị tổn thương, khí huyết của bé cũng rất yếu nên sẽ không chịu được độ ma xát cao khi cạo gió.

Ngoài ra, cạo gió còn gây đau đớn và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu trẻ bị sốt xuất huyết hoặc đó bị rối loạn đông máu

Trẻ bị cảm lạnh do chuyển mùa, chăm sao cho đúng?

Trẻ bị cảm lạnh do chuyển mùa, chăm sao cho đúng?
Mẹ có biết, trẻ thường bị cảm lạnh khoảng 8 lần/năm, nhất là khi thời tiết thay đổi? Để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục, mẹ nên tham khảo những thông tin hữu ích sau để chăm sóc con tốt nhất.

Làm gì khi trẻ nhỏ bị cảm

Khi trẻ bị cảm mà chưa rõ nguyên nhân từ đâu, điều mẹ cần làm không phải là cạo gió mà là giúp bé nhanh chóng thấy dễ chịu và mau hồi phục:

  • Để bé nghỉ ngơi nhiều. Bé có thể cần ngủ trưa nhiều hơn bình thường hoặc ngủ thêm giấc.
  • Đặt một vài cái khăn hoặc chêm thêm tấm lót dưới đệm của bé, giúp bé nằm cao đầu để bé dễ thở
  • Tắm bé bằng nước ấm
  • Bổ sung nước cho bé bằng sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước lọc
  • Dùng nước muối sinh lý và một ống hút mũi bằng cao su để làm lỏng và hút dịch trong mũi bé
  • Đặt máy tạo ẩm/ phun sương trong phòng bé hoặc đưa bé vào phòng tắm đầy hơi nước hoặc tắm trong khoảng 15 phút để giúp thông đường mũi cho bé.

Khi nào cần đưa bé đi gặp bác sĩ?

Trong trường hợp trẻ đã điều trị tại nhà 1-2 ngày mà không có dấu hiệu bớt bệnh thì tốt nhất, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ vì có thể bé bị bệnh lý nghiêm trọng hơn cảm lạnh tiềm ẩn, hoặc nếu bệnh tình của bé ngày càng trầm trọng hơn.

Cần đưa bé đến bệnh viện sớm nếu:

  • Thở gấp
  • Ngủ lịm hoặc mệt mỏi bất thường
  • Không thể nuốt trôi thức ăn và uống nước
  • Đau đầu, họng và mặt hơn
  • Sưng và đau họng nghiêm trọng gây cản trở nuốt
  • Sốt 39,3 độ C trở lên hoặc 38 độ C kéo dài hơn 1 ngày
  • Đau ngực và bụng
  • Đau tai

Để hạn chế bị trúng gió, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng bằng chế độ ăn đa dạng để tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ. Ngày lạnh trước khi ra đường nên đội mũ che tai, quàng khăn để tránh gió lùa vào tai, cổ, giữ ấm đôi bàn chân.

Suốt mùa Đông con không ốm nhờ giữ ấm 6 bộ phận này!

Suốt mùa Đông con không ốm nhờ giữ ấm 6 bộ phận này!
Giữ ấm mùa Đông cho trẻ cần nhớ 6 bộ phận quan trọng trên cơ thể này để đảm bảo mùa Đông có lạnh thế nào trẻ cũng không phải đến gặp bác sĩ.

Trẻ bị trúng gió là điều không thể tránh khỏi sau sinh. Điều quan trọng, cha mẹ cần biết cách xử trí ban đầu đề tránh trường hợp đáng tiếc.



Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

Avatar
Ngọc Yến
Mình là Yến Ngọc. Mình tạo blog để lấy tin từ các nguồn khác nhau phục vụ bạn đọc. Blog của mình chuyên các tin, review về mẹ và bé. Mong là website của mình sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn ngày làm việc vui vẻ !

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

21,913FansLike
2,506FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
- Advertisement -

Latest Articles