Home Nuôi con Các bệnh trẻ hay gặp Trẻ bị sốt cao uống thuốc không hạ: Mẹ phải làm sao?

Trẻ bị sốt cao uống thuốc không hạ: Mẹ phải làm sao?

0
Trẻ bị sốt cao uống thuốc không hạ: Mẹ phải làm sao?

[ad_1]

Trẻ bị sốt cao uống thuốc không hạ khiến nhiều mẹ lo lắng. Biết cách xử lý trong những trường hợp này sẽ giúp bé yêu nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Nội dung bài viết

  • Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt cao uống thuốc không hạ
  • 1. Do bố mẹ chưa biết cách chăm sóc trẻ bị sốt
  • 2. Trẻ bị sốt do say nắng
  • 3. Trẻ bị sốt do bệnh nguy hiểm
  • Trẻ bị sốt cao uống thuốc không hạ phải làm sao? Cách hạ sốt cho trẻ
  • Khi nào nên đưa trẻ đi bệnh viện?
trẻ bị sốt cao uống thuốc không hạ

Trẻ bị sốt cao uống thuốc không hạ có đáng lo không?

Nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng khi thấy trẻ bị sốt. Điều mà bố mẹ quan tâm nhất lúc này chính là nhanh chóng hạ sốt cho trẻ. Một trong những cách ấy là dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, trẻ bị sốt cao uống thuốc không hạ thì mẹ cần làm gì đây?

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt cao uống thuốc không hạ

Sốt là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý, là phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể và có nhiệm vụ giúp cho cơ thể chiến đấu với sự nhiễm trùng bằng cách kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên. Sốt còn có một ý nghĩa quan trọng khác là nhằm đánh giá tình trạng đáp ứng tốt với điều trị, đáp ứng tốt thì sốt sẽ giảm.

Với trẻ em, do trung khu điều hòa thân nhiệt ở não có cấu tạo chưa hoàn chỉnh ở những năm đầu đời nên thân nhiệt dễ dao động, như trường hợp trẻ mọc răng, mặc quá nhiều quần áo, sau tiêm chủng… được gọi là tăng thân nhiệt sinh lý. Bên cạnh tăng thân nhiệt do sinh lý, còn có rất nhiều nguyên nhân do bệnh lý, khiến trẻ bị sốt như:

– Những bệnh thường gặp siêu vi như: sốt do nhiễm siêu vi, sốt xuất huyết, sởi, sốt do virus cúm, sốt do bệnh tay, chân, miệng, sốt do virus thủy đậu,….

– Sốt do nhiễm vi trùng như: viêm họng, viêm amidan, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,…

Đa phần các mẹ khi thấy trẻ bị sốt ngay lập tức cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ bị sốt cao uống thuốc không hạ. Khi gặp tình huống này, mẹ cần bình tĩnh, tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao trẻ bị sốt cao uống thuốc không hạ. Từ đó có phương án điều trị đúng cách cho trẻ.

1. Do bố mẹ chưa biết cách chăm sóc trẻ bị sốt

bố mẹ chăm sóc trẻ bị sốt

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt cao uống thuốc không hạ phải kể đến đầu tiên đó chính là bố mẹ chưa biết cách chăm sóc trẻ bị sốt đúng cách. Vậy nên tình trạng bệnh của trẻ không cải thiện. Sau đây là một vài nguyên nhân thường thấy:

– Trẻ uống thuốc không đúng cách, uống chưa đủ liều so với nhu cầu thực sự của trẻ. Đa số các loại thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ sẽ tính theo cân nặng của các trẻ chứ không tính theo tuổi.

– Trẻ bị nôn sau khi uống thuốc nên có thể thuốc đã ra ngoài, không được giữ lại để có thể phát huy công dụng. Chính vì thế mà trẻ bị sốt cao uống thuốc không hạ. 

– Mẹ chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt nhưng không chăm sóc trẻ bị sốt đúng cách như lau mát hay cho bé uống nước nhiều,…

2. Trẻ bị sốt do say nắng

Nguyên nhân trẻ bị sốt cao uống thuốc không hạ có thể là do trẻ bị say nắng. Việc vui đùa ngoài nắng quá lâu dễ khiến trẻ bị say nắng, chóng mặt, dẫn đến thân nhiệt tăng cao. Lúc này, việc sử dụng các loại thuốc hạ sốt sẽ không có tác dụng do cơ chế tác dụng khác nhau. Trẻ bị sốt do say nắng cần được nghỉ ngơi tại nơi thoáng ngay lập tức để cơ thể hồi phục.

3. Trẻ bị sốt do bệnh nguy hiểm

Trẻ bị sốt cao uống thuốc không hạ cũng có thể là dấu hiệu trẻ đang mắc phải bệnh lý nguy hiểm như bệnh truyền nhiễm (sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi,..) hoặc bệnh nhiễm khuẩn (nhiễm trùng đường hô hấp, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,…)

Vì thế, trong trường hợp trẻ bị sốt cao uống thuốc không hạ, hoặc chỉ hạ được vài tiếng lại tăng trở lại, bố mẹ cần nên đưa trẻ đi khám ngay vì có thể trẻ mắc phải các bệnh lý trên.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần, phải làm sao? Xem ngay để biết cách xử lý mẹ nhé

Trẻ bị sốt cao uống thuốc không hạ phải làm sao? Cách hạ sốt cho trẻ

Trẻ bị sốt cao uống thuốc không hạ phải làm sao? Cách hạ sốt cho trẻ

Khi trẻ bị sốt cao uống thuốc không hạ, ngoài việc thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ, mẹ cần thực hiện một số biện pháp sau để trẻ nhanh phục hồi:

1. Cho trẻ nghỉ ngơi

Khi bị sốt, trẻ dễ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, do đó mẹ hãy cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn. Tuy nhiên, trẻ bị ốm vẫn có thể vận động nhẹ nên mẹ không nên ép buộc trẻ phải nằm im trong phòng.

2. Hạ sốt cho trẻ

Khi trẻ sốt nhiệt độ từ 37,5 – 38,4ºC, tức sốt nhẹ, cha mẹ chưa cần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ mà nên dùng một số biện pháp can thiệp giúp bé giảm sốt như sau:

– Giúp bé thoáng mát bằng cách mặc cho bé những quần áo có chất liệu nhẹ và thấm hút mồ hôi tốt, để bé nằm trong phòng thông thoáng, nhiệt độ không quá cao. Nhiệt độ được khuyên cho bé là 21 – 23ºC.

– Dùng khăn vải thấm nước ấm vắt khô đắp lên trán, cổ và tay trẻ.

– Xen kẽ với việc đắp khăn, cha mẹ cũng có thể dùng khăn lau khắp người cho bé để nhiệt độ cơ thể mát hơn. Những vùng như nách, bẹn, cổ… khi được làm mát sẽ giúp cơ thể hạ sốt.

Trong trường hợp nhiệt độ cơ thể của bé từ 38,5ºC trở lên, quấy khóc nhiều, khó chịu mẹ nên cho con sử dụng thuốc hạ sốt. Paracetamol là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong việc hạ sốt cho bé.

Khi sử dụng thuốc mẹ nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn và liều lượng thuốc phù hợp cho bé theo đúng độ tuổi và cân nặng. Bạn cần cho trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10-15mg/kg/lần, lặp lại sau 4-6 giờ nếu vẫn còn sốt. Bạn nên cho trẻ dùng 3-4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg thể trọng/ngày.

Ví dụ như: Bé 12 kg liều dùng là 120-180mg/lần uống nếu bé còn sốt thì cho bé uống lại liều tương tự sau 4-6 giờ và không quá 720mg/ngày.

Sử dụng thuốc hạ sốt cho bé: Chuyện không đơn giản!

Sử dụng thuốc hạ sốt cho bé: Chuyện không đơn giản!
Hệ miễn dịch còn khá non nớt của bé kết hợp với những thay đổi thất thường của thời tiết là nguyên nhân khiến bé nhà bạn thường xuyên bị sốt. Cùng vì vậy, việc hạ sốt cho trẻ trở thành một trong những kỹ năng “sống còn” của bất kỳ bà mẹ nào. Tuy nhiên, làm nhiều chưa chắc làm đúng. Mẹ có chắc…

2. Bổ sung nước cho cơ thể bé

– Việc đổ mồ hôi trong quá trình bị sốt giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng sẽ dẫn tới việc mất nước của cơ thể trẻ. Cố gắng cho trẻ uống thêm nhiều nước để bổ sung lượng đã mất đi. Đối với những trẻ nuôi bằng sữa mẹ, đơn giản chỉ cần tăng thời lượng cho trẻ bú vì sữa mẹ có chứa rất nhiều nước.

– Nếu như bé ở độ tuổi lớn hơn thì mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước hoa quả, trà thảo dược (atiso, trà hoa cúc…) sẽ giúp thanh lọc cơ thể và trẻ mau hạ sốt hơn. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho bé uống các chế phẩm bù nước và điện giải bằng đường uống như oresol, hydrite.

3. Dinh dưỡng cho trẻ

bé bị sốt biếng ăn

Trẻ bị sốt thường kèm theo kén ăn, ăn không ngon miệng, mệt mỏi, cáu gắt. Bạn nên có thái độ nhẹ nhàng và cho bé ăn những thức ăn bé thích hay thức ăn mềm, lỏng, dễ ăn. Bé sẽ nhanh chóng khoẻ lại và ăn uống bình thường.

4. Những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ bị sốt

– Không phải trẻ nào bị sốt cũng cho uống thuốc dẫn đến tình trạng trẻ bị sốt cao uống thuốc không hạ.

– Không nên cho trẻ ở trong phòng quá kín, tù túng.

– Không nên dùng khăn lạnh, nước đá để lau hạ sốt cho trẻ.

– Không nên cho trẻ uống thuốc ngay khi trẻ vừa sốt. Chỉ dùng thuốc hạ sốt cho bé khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ để cơ thể con có thể hình thành khả năng tự bảo vệ bản thân trước bệnh tật.

– Theo dõi sát sao các biểu hiện mà con gặp phải. Nếu sau 1-2 ngày, tình trạng sốt của bé không giảm, bạn hãy đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán.

– Không sử dụng các bài thuốc dân gian để hạ sốt cho trẻ. Vì những bài thuốc này chưa được kiểm chứng y khoa nên tác dụng phụ của chúng thế nào chưa ai đánh giá được.

– Tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ vì có thể gây tổn thương não của trẻ (hội chứng Reye).

Khi nào nên đưa trẻ đi bệnh viện?

Khi nào nên đưa trẻ đi bệnh viện?

– Trẻ dưới 3 tháng tuổi mà sốt trên 38,5ºC

– Trẻ sốt cao từ  40ºC  trở lên

– Trẻ sốt cao trên 38,5ºC và không có dấu hiệu thuyên giảm.

– Trẻ bị co giật, hạ sốt hơn 24 giờ rồi sốt tái phát lại.

– Trẻ sốt kéo dài trên 72 giờ do bất kỳ nguyên nhân nào.

– Trẻ biếng ăn, bỏ bú, nôn tất cả mọi thứ kể cả nước.

– Trẻ tím tái, mất ý thức, li bì.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Phải làm sao khi trẻ sốt cao không rõ nguyên nhân?

Trẻ bị sốt cao uống thuốc không hạ là vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Song nếu thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường thì hãy nhanh chóng cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.

Lục Hoàng Linh

Nguồn: 

1. Fevers
https://kidshealth.org/en/parents/fever.html
Ngày truy cập: 18.8.2021

2. Treating a Fever Without Medicine
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/fever/Pages/Treating-a-Fever-Without-Medicine.aspx
Ngày truy cập: 18.8.2021

3. Fever
https://www.childrenshospital.org/conditions-and-treatments/conditions/f/fever
Ngày truy cập: 18.8.2021

4. Fever in Infants and Children
https://familydoctor.org/condition/fever-in-infants-and-children/
Ngày truy cập: 18.8.2021

5. Fever in children: How can you reduce a child’s fever?
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279453/
Ngày truy cập: 18.8.2021

 

[ad_2]

Bệnh ở trẻ – mẹ nên biết

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here